Có bầu tháng đầu có đau bụng không?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 539

Có bầu tháng đầu có đau bụng không? Khi mang thai đặc biệt những tháng đầu tiên, tất cả sự thay đổi trong cơ thể của mẹ, đặc biệt là tình trạng đau bụng khi mang thai khiến hầu hết các mẹ lo lắng. Dưới đây là những phân tích, nhận định về nguyên nhân và cách khắc phục đau bụng khi mang thai tháng đầu. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nguyễn Thị Luyện- CKII- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, có thời gian dài công tác tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Có bầu tháng đầu có đau bụng không

Có bầu tháng đầu có đau bụng không? nguyên nhân do đâu?

Tình trạng mang bầu tháng đầu đau bụng là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng khi mang thai. Trong đó được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân sinh lý và nhóm bệnh lý nguy hiểm cần chú trọng, cụ thể như sau:

Với những trường hợp với những trường l

Nhóm nguyên nhân sinh lý

–         Do tình trạng ốm nghén: Khi mang thai tháng đầu, hết hết chị em gặp phải tình trạng ốm nghén do sự gia tăng quá mức của estrogen và progesteron. Chính sự gia tăng đột ngột quá mức này sẽ tác động lên phần dạ dày và ruột, thực quản khiến mẹ thường xuyên rơi vào tình trạng buồn nôn, nôn gây co thắt vùng bụng dẫn tới căng tức bụng thường xảy ra.

–         Hiện tượng căng cơ và dây chằng: Khi mang thai, em bé sẽ lớn lên từng ngày dẫn tới sự giãn nở tử cung. Những áp lực này vô tình tác động lên hệ thống dây chằng, thai.

–         Cơn gò sinh lý: Cơn gò bụng thường xảy ra khi bụng bầu lớn. Tuy nhiên, 3 tháng đầu vẫn có thể xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, cơn gò sinh lý chỉ xuất hiện trong chốc lát, khoảng 1 phút rồi kết thúc, mẹ bầu sẽ cảm thấy nhẹ và dịu dần khi nằm nghiêng chuyển tư thế.

–         Do táo bón: Như bạn đã biết, trong thời kỳ đầu mang thai mẹ rất dễ gặp phải tình trạng táo bón. Lý do một phần do sự thay đổi nội tiết, hormone kèm theo quá trình ăn uống của mẹ dẫn tới táo bón trong thời kỳ này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến mẹ cảm thấy đau bụng khi mang thai.

Nhóm nguyên nhân bệnh lý

Tình trạng đau bụng tháng đầu mang thai có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý mà mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan, cụ thể:

–         Dấu hiệu động thai, dọa sảy: Đây là nguyên nhân đầu tiên mẹ nghĩ tới khi có dấu hiệu đau bụng. Như chị em đã biết thời điểm mang thai vô cùng nhạy cảm, dấu hiệu đau bụng nếu như xuất hiện kéo dài, cơn đau nhiều, từng cơn khó chịu tập trung tại vùng bụng dưới thì mẹ bầu nên đi khám sớm. Bởi nó có thể là biểu hiện động thai, dọa sảy nguy hiểm.

–         Sảy thai: Nếu như đau bụng khó chịu, âm ỉ kéo dài thậm chí đau bụng dữ đội. Kèm theo biểu hiện ra máu âm đạo thì mẹ bầu nên đi khám ngay. Bởi đó là biểu hiện của tình trạng sảy thai cần được can thiệp sớm.

–         Chửa ngoài tử cung: thường gặp khi mang thai tháng đầu. Nguyên nhân trứng đã thụ tinh nhưng không di chuyển vào tử cung làm tổ mà nằm bên ngoài, thường ở vòi trứng….đây là vị trí không thích hợp cho sự phát triển của em bé. Vì thế, nếu như có dấu hiệu đau bụng khó chịu, cơn đau thúc xuống vùng bụng dưới và hậu môn. Cơn đau có thể dữ dội bất chợt…thì chị em nên đi khám ngay, bởi có thể là dấu hiệu chửa ngoài tử cung cần can thiệp cấp cứu sớm để tránh ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ.

–         Bệnh viêm đường tiết niệu: Là tình trạng xảy ra viêm nhiễm xảy ra trên hệ thống đường tiết niệu gồm thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang….Viêm nhiễm này thường gặp ở phụ nữ mang thai với triệu chứng điển hình: tiểu buốt, tiểu khó, tiểu đau, tiểu nhiều, đau vùng thắt lưng, hai bên hông, đau lan xuống bụng…

–         Viêm nhiễm phụ khoa: Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa xảy ra tại âm đạo, cổ tử cung,…có thể dẫn tới tình trạng đau bụng dưới khi mang thai. Những dấu hiệu khác kèm theo bao gồm: ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín, khí hư bất thường ra nhiều có màu trắng đục, vàng xanh, mùi hôi khó chịu….

Nếu như mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng khi mang thai, hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY để được tư vấn.

Có bầu tháng đầu đau bụng có nguy hiểm không?

Trong tháng đầu mang thai mẹ cần hết sức lưu ý, nếu như có dấu hiệu căng tức bụng hay đau âm ỉ lâm râm nhẹ mà không kèm theo dấu hiệu bất thường nào khác thì không cần quá lo lắng. Bởi có thể do nguyên nhân sinh lý, do ốm nghén hoặc thai mới bám vào tử cung làm tổ gây nên.

Tuy nhiên, để phân biệt tình trạng đau bụng khi mang thai do yếu tố bệnh lý nguy hiểm, mẹ bầu cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngay khi có những dấu hiệu điển hình dưới đây:

–         Đau bụng dữ dội khắp bụng không giảm

–         Cơn đau bụng từng cơn nhưng co thắt, không giảm khi nằm nghỉ

–         Xuất hiện ra máu âm đạo đỏ tươi hoặc vón cục

–         đau bụng dưới kèm theo đau mạn sườn, đau khi đi ngoài kèm theo buồn nôn.

Nhìn chung, những dấu hiệu này điển hình của tình trạng bệnh lý phụ khoa, bệnh đường tiểu. Thậm chí tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, thai ngoài tử cung. Do vậy mẹ bầu cần hết sức lưu ý.

Làm sao để giảm đau bụng khi mang thai tháng đầu?

Theo chuyên gia y tế, để giảm thiểu tình trạng đau bụng khi mang thai cần tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ đau mà có phương pháp khắc phục hiệu quả.

–         Đối với tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do nguyên nhân sinh lý

Nếu như đau bụng khi mang thai chỉ xuất hiện chốc lát không quá nghiêm trọng thì chị em có thể áp một một vài cách dưới đây:

+ Massage lương, chân hoặc toàn thân nhẹ nhàng: Việc làm này có thể giúp tăng cường sự lưu thông mạch máu, hiệu quả giãn cơ từ đó có thể giảm thiểu tình trạng đau bụng. Mẹ bầu có thể nhờ ông xã hoặc người thân xoa bóp nhẹ nhàng từ dọc cột sống xuống hai bên hông, mạn sườn, vùng lưng sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, chú ý tuyệt đối không massage vùng bụng bầu mẹ nhé.

+ Nằm tư thế phù hợp: Khi mang thai, mẹ hãy thử thay đổi tư thế thường xuyên khi nằm ngủ. Có thể nằm nghiêng trái, phải hoặc gác chân lên sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đau bụng tốt, thư giãn cơ thể, giải tỏa mệt mỏi.

+  Nằm nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái: Hầu hết phụ nữ mang thai, đặc biệt tháng đầu tiên thường cảm thấy khá lo lắng, bồn chồn…điều này khiến cho tình trạng ốm nghén thêm nặng nề kèm theo cơn đau bụng khó chịu. Do vậy, mẹ hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất có thể, cần tránh thức khuya, không làm việc nặng, có thể tham gia các chương trình giải trí hoặc đi bộ thư giãn.

+  Nếu như đau bụng do táo bón, mẹ cần chọn những loại thực phẩm có chức năng nhuận tràng như: sữa chua, rau xanh, các loại trái cây, hoa quả tươi…có tác dụng rất tốt cho phụ nữ mang thai đồng thời giảm thiểu tình trạng đau bụng hiệu quả nhất.

–         Đối với tình trạng đau bụng dưới do bệnh lý

Đối với tình trạng đau bụng dưới do bệnh lý cần tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp.

+ Đối với những trường hợp đau bụng do bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu….bác sĩ cần tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể mà chỉ định thuốc phù hợp dành riêng cho bà bầu không ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé.

+ Nếu đau bụng tiềm ẩn nguy cơ dọa sảy bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm co bóp tử cung đồng thời chỉ định chị em cần nghỉ ngơi tại giường, hạn chế tối đa vận động mạnh.

+  Nếu đau bụng do sảy thai, thai ngoài tử cung…những trường hợp này thường không thể giữ thai lại được mà cần phải can thiệp ngoại khoa để điều trị, tránh nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ.

Một số lưu ý quan trọng khi có bầu những tháng đầu tiên

Đau bụng trong thời gian mang thai 3 tháng đầu là một trong những triệu chứng thường gặp. Mặc dù vậy mẹ bầu không nên chủ quan, cần lưu ý một số điều sau đây:

–         Tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi bác sĩ chưa chỉ định, kể cả bài thuốc dân gian hay thảo dược. Bởi nó vẫn có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ mang thai.

–         Quan sát các biểu hiện kèm theo tình trạng đau bụng, mức độ đau…nếu như đau bụng kéo dài nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ khám và theo dõi sức khỏe.

–         Khám thai định kỳ: Thăm khám và theo dõi thai định kỳ với các mốc quan trọng là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh. Thăm khám thai có thể giúp mẹ bầu kiểm tra thường xuyên sự phát triển của em bé, sàng lọc dị tật trước sinh…đây là những điều cơ bản cần thiết mà chuyên gia khuyến cáo tất cả các mẹ bầu cần thực hiện.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Hiện nay tại Hà Nội có nhiều địa chỉ thăm khám và theo dõi thai định kỳ. Trong đó chị em có thể tham khảo lựa chọn phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã Ba Đình, Hà Nội.

Đây là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, trực thuộc quản lý của Sở Y tế chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám thai, theo dõi thai, siêu âm, sàng lọc trước sinh được nhiều thế hệ chị em phụ nữ tại thủ đô Hà Nội tin tưởng lựa chọn nhiều năm qua.

Với sự đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại, gồm có máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy siêu âm 4D cho hình ảnh sắc nét…..toàn bộ quá trình khám và theo dõi thai do đội ngũ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm thực hiện chính xác, an toàn. Tất cả các chỉ số thai được tư vấn kỹ lưỡng.

Hơn nữa, thủ tục khám thai tại đây khá nhanh chóng, bà bầu không cần xếp hàng chờ đợi khám. Mặt khác, chi phí khám thai tại đây, siêu âm, xét nghiệm được niêm yết công khai phù hợp với quy định của Bộ Y tế.

Mọi thắc mắc về tình trạng có bầu tháng đầu có đau bụng không? Bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi (024) 38.255.599 – 083.663.3399, để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...