CÓ BẦU BAO LÂU THÌ BUỒN NÔN? GỢI Ý 6 MẸO GIẢM ỐM NGHÉN HIỆU QUẢ

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 404

Có bầu bao lâu thì buồn nôn? Là một vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm trên các diễn đàn về sức khỏe sinh sản. Bởi bất kỳ người phụ nữ nào khi mang bầu đều sẽ cảm thấy lo lắng không biết tình trạng ốm nghén của mình sẽ xuất hiện khi nào và kéo dài bao lâu. Thấu hiểu được điều này, ở bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin cụ thể về vấn đề này để giúp các mẹ bầu có kế hoạch chăm sóc thai kỳ khoa học và toàn diện.

CÓ BẦU BAO LÂU THÌ BUỒN NÔN

TRIỆU CHỨNG BUỒN NÔN KHI MANG THAI

Buồn nôn và nôn là triệu chứng nổi bất nhất của tình trạng ốm nghén. Cảm giác khó chịu này có thể xảy ra nhiều lần trong một ngày vào bất kỳ lúc nào kể cả ngày lẫn đêm. Triệu chứng này xảy ra ở hầu hết các sản phụ với những mức độ nặng/nhẹ khác nhau.

Bên cạnh buồn nôn, nôn mửa thì tình trạng ốm nghén còn có thể khiến các sản phụ gặp phải các triệu chứng dưới đây:

  • Người mệt mỏi, mất sức: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ bầu thường cảm thấy uể oải, mệt mỏi trong cả một ngày dài. Kèm theo đó là các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt và choáng váng do tim của sản phụ phải làm việc nhiều để cung cấp máu và oxy cho bào thai.
  • Chán ăn: Mức độ nhạy cảm của khứu giác ở sản phụ tăng lên khiến cho họ dễ cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi lạ từ thức ăn. Những cơn nôn ói diễn ra thường xuyên có thể nguyên nhân khiến sản phụ giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn, thậm chí không muốn ăn uống gì cả.
  • Thay đổi khẩu vị: Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến khi ốm nghén. Nhiều mẹ bầu đột nhiên chán ghét những món ăn mà trước đây mình từng yêu thích. Hoặc ngược lại, mẹ bầu có thể thèm ăn những món ăn mà trước đây mình từng không thích hoặc chưa bao giờ ăn.

Bên cạnh đó, các sản phụ còn thấy xuất hiện các triệu chứng khác như: rối loạn tiêu hóa, tâm trạng thất thường, khó ngủ, ngủ không ngon,… Lời khuyên tốt nhất dành cho các mẹ bầu trong thời điểm này là nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc với cường độ cao.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ốm nghén khi mang thai là do sự gia tăng nồng độ hormone hCG và progesterone trong cơ thể sản phụ. Điều này có thể làm giãn các cơ ở hệ tiêu hóa, khiến lượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản. Từ đó, dẫn đến hiện tượng buồn nôn và nôn ói khi mang thai.

Ngoài ra, một số yếu tố tác động khác như: khứu giác của các chị em trở nên nhạy cảm hơn, hệ tiêu hóa hoạt động kém hay tâm lý căng thẳng,…cũng có thể làm tăng nguy cơ buồn nôn và nôn ói ở sản phụ.

Tình trạng buồn nôn khi mang thai ở mức độ nhẹ thường sẽ không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn ói kéo dài với mức độ ngày càng nghiêm trọng thì có thể khiến sản phụ bị mất nước, mất cân bằng điện giải và sụt cân. Trong trường hợp này, các mẹ bầu cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

CÓ BẦU BAO LÂU THÌ BUỒN NÔN?

Có bầu bao lâu thì buồn nôn là một trong những cụm từ khóa được rất nhiều các mẹ bầu tìm kiếm và quan tâm. Giải đáp về vấn đề này, Bác sĩ Hà Thị Huệ  chuyên khoa cấp I Sản phụ khoa tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết:

Việc có bầu bao lâu thì buồn nôn sẽ phụ thuộc vào thể trạng cơ địa của từng mẹ bầu. Thông thường, trong một vài tuần đầu tiên của thai kỳ, phần lớn các mẹ bầu đều sẽ chưa thấy có bất kỳ dấu hiệu mang thai nào rõ rệt. Chỉ đến khi bước vào tuần thứ 4-6 của thai kỳ, các chị em mới thấy bắt đầu xuất hiện các biểu hiện buồn nôn và nôn mửa.

Tình trạng sẽ có xu hướng giảm dần vào khoảng tuần thai thứ 12 – 14, khi mà các cơ quan của thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn có một số  nhỏ trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén trong suốt thai kỳ cho đến khi sinh.

BẬT MÍ 6 BIỆN PHÁP GIÚP GIẢM ỐM NGHÉN KHI MANG THAI

Như đã chia sẻ ở trên, tình trạng ốm nghén khi mang thai thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng ốm nghén kéo dài quá mức bình thường với mức độ nghiêm trọng, thì sẽ có thể gây ra những mối nguy hại cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm tình trạng ốm nghén hiệu quả mà các mẹ bầu có thể tham khảo:

+ Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Mà còn giúp các mẹ bầu làm giảm các triệu chứng ốm nghén khó chịu.

Đối với các mẹ bầu đang bị ốm nghén thì việc ăn uống hàng ngày cần phải được chú ý quan tâm. Bởi trên thực tế, việc ăn uống nghèo nàn hoặc tiêu thụ các thực phẩm không phù hợp sẽ khiến cho tình trạng ốm nghén ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Một số vấn đề mà các mẹ bầu nên lưu ý để hạn chế tình trạng ốm nghén bao gồm:

+ Thay vì tập trung ăn ba bữa chính thì mẹ bầu có thể chia các bữa ăn từ 6-7 bữa 1 ngày với số lượng ít. Điều này sẽ làm giảm áp lực cho dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Từ đó, hạn chế tối đa tình trạng trào ngược, buồn nôn và nôn mửa khi mang thai.

+ Mẹ bầu có thể nên ăn các món ăn nhạt như: chuối, táo, ngũ cốc, ngô, bánh mỳ,… để bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể và làm dịu tình trạng ốm nghén.

+ Không nên nhịn đói, nên ăn ngay sau khi thức dậy.

+ Nên tránh ăn các món ăn có chứa các gia vị cay nóng, các món ăn chiên rán hay các món được muối chua, lên men. Các loại đồ ăn này thường gây kích ứng hệ tiêu hóa và khiến mẹ bầu dễ bị buồn nôn.

+ Bổ sung nhiều nước

Bổ sung đủ nước cho cơ thể là vô cùng cần thiết cho cơ thể kể cả khi bạn có mang bầu hay không. Đối với các sản phụ, việc uống đủ nước sẽ giúp phòng ngừa tình trạng khử nước. Đặc biệt là trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, tình trạng khử nước sẽ có kích thích tử cung co bóp và gây sảy thai.

Ngoài ra, một ly nước mỗi giờ còn giúp các chị em giảm sự khó chịu do tình trạng ốm nghén mang lại. Đồng thời, đối với các mẹ bầu bị nôn ói nhiều, việc uống nước cũng giúp bù đắp lượng nước bị mất đi trong cơ thể. Khi uống, mẹ bầu nên chú ý uống từng ngụm nhỏ, không nên uống nhiều nước cùng một lúc.

+ Uống các viên bổ sung vitamin và khoáng chất

Chứng ốm nghén có thể khiến mẹ bầu cảm thấy ăn uống kém ngon miệng, thậm chí không muốn ăn cái gì cả. Khi đó, mẹ bầu cần uống các viên vitamin tổng hợp và khoáng chất thiết yếu để tăng cường sức khỏe.

Đặc biệt, đối với các mẹ bầu đang bị ốm nghén, việc bổ sung vitamin B6 sẽ giúp làm giảm cảm giác buồn nôn. Hơn nữa, loại vitamin này còn hỗ trợ quá trình tạo ra hồng cầu và kháng thể trong cơ thể, giúp các sản phụ ngừa chứng thiếu máu.

+ Uống trà thảo mộc

Trên thực tế, việc uống một số loại trà thảo mộc như: trà gừng, trà bạc hà, trà chanh mật ong,… khi mang thai có thể giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, ói mửa hay rối loạn tiêu hóa.

+ Thử các liệu pháp mùi hương

Liệu pháp mùi hương là một phương pháp chữa bệnh sử dụng tinh dầu thiên nhiên. Khi hít vào, các loại tinh dầu thơm này sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.

Đối với mẹ bầu đang bị ốm nghén, liệu pháp hương thơm có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu. Ví dụ như mùi cam, chanh, bạc hà có thể làm dịu tình trạng ốm nghén, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm lo âu, trầm cảm.

+ Sử dụng thuốc khi cần thiết

Phần lớn các trường hợp sản phụ bị ốm nghén khi mang thai đều được cải thiện nhờ những biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp, nếu tình trạng ốm nghén kéo dài ở mức độ nghiêm trọng thì mẹ bầu nên chủ động đi thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời.

BỊ ỐM NGHÉN KHI MANG THAI – KHI NÀO CẦN PHẢI GẶP BÁC SĨ ?

Nếu tình trạng buồn nôn, nôn ói khi mang thai kéo dài nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Đặc biệt nếu cơ thể mẹ suy yếu, nôn mửa nhiều lần trong một ngày, không ăn uống được gì thì nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ.

Đặc biệt, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa để theo dõi tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé. Đồng thời, phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Hiện nay, tại Hà Nội, mẹ bầu hoàn toàn có thể cảm thấy yên tâm khi đi thăm khám thai tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Đây là một trong những địa chỉ chăm sóc thai kỳ uy tín, có chất lượng, được giới chuyên môn và đông đảo người dân công nhận và đánh giá cao.

Phòng khám sở hữu hệ thống cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu từ nước phát triển bao gồm máy siêu âm 2D, 4D, công nghệ ánh sáng sinh học…để giúp quá trình thăm khám và chẩn đoán diễn ra chính xác và nhanh chóng.

Đội ngũ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc khám thai, phân tích kết quả và tư vấn đầy đủ các chỉ số thai phát triển.

Khi đến phòng khám, mẹ bầu sẽ cảm thấy hoàn toàn hài lòng với dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chu đáo, tận tình và chuyên nghiệp. Thủ tục thăm khám đơn giản, nhanh gọn, chi phí thăm khám, siêu âm thai hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người và tuân đúng theo quy định của Bộ Y tế.

Mong rằng qua bài viết trên đây, các chị em có thể giải đáp được băn khoăn có bầu bao lâu thì buồn nôn cũng như bỏ túi được một số biện pháp làm giảm tình này hiệu quả. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ theo Hotline: 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp cụ thể và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...