Viêm âm đạo có đi tiểu buốt không?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 695

Trong cuộc đời người phụ nữ, ai cũng từng ít nhất một lần bị viêm âm đạo. Viêm âm đạo nếu như không chữa trị nhanh có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh nếu như không trị liệu đúng cách. Vì vậy khi có các triệu chứng như khí hư ra nhiều, có mùi, ngứa âm đạo thì chị em cần bớt chút thời gian đến thăm khám và kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt, thời gian gần đây, nhiều chị em cũng thắc mắc không biết viêm âm đạo có đi tiểu buốt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi đó.

Viêm âm đạo có đi tiểu buốt không

Viêm âm đạo là gì?

Viêm âm đạo là bệnh xảy ra do tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến tiết dịch làm ngứa và đau bộ phận vùng kín. Nguyên nhân chủ yếu thường là do sự mất cân bằng của các vi khuẩn âm đạo hoặc do bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, việc giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh cũng như một số rối loạn ở da cũng có thể gây ra viêm âm đạo. Hoặc do việc thụt rửa, vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm âm đạo.

Tuy đây là một căn bệnh phổ biến nhưng lại rất ít chị em phụ nữ có nhìn nhận đúng về căn bệnh. Thường thì tâm lý chung các chị em sẽ chịu đựng và ngại ngần không đi khám, nhất là các chị em chưa chồng. Cũng vì lý do này mà không ít các chị em đang phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc do việc chần chừ đi khám điều trị. Vì vậy, để không đi vào những “vết xe đổ” này, chị em cần trang bị cho mình một kiến thức cơ bản, đầy đủ nhất về viêm âm đạo cũng như các cách phòng tránh, xử lý phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc âm đạo bị viêm, trong đó, sự mất cân bằng trong hệ nấm men và vi khuẩn sống trong âm đạo sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm âm đạo. Tình trạng này kéo lâu sẽ làm cho âm đạo bị viêm nhiễm.

Theo các báo cáo chuyên ngành y khoa cho biết, có đến 60% các chị em trong độ tuổi sinh sản mắc phải bệnh lý viêm âm đạo, hơn 65% trường hợp bị tái phát sau khi điều trị, 30% biến chứng sang các bệnh phụ khoa khác và 20% mất khả năng làm mẹ.

Dưới đây là một vài nguyên nhân gây nên bệnh viêm âm đạo:

  • Sinh hoạt tình dục: quan hệ với người đang mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc quan hệ quá mạnh bạo, quan hệ tình dục với nhiều người, sử dụng dụng cụ tình dục không sạch sẽ…
  • Suy yếu cơ thể: khi cơ thể yếu sẽ dẫn đến việc sức đề kháng yếu làm cho môi trường âm đạo dễ bị biến đổi và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
  • Rối loạn nội tiết tố: khi mang thai hoặc đến ngày kinh, người phụ nữ thường có hiện tượng rối loạn nội tiết tố làm cho môi trường âm đạo bị thay đổi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.
  • Giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể làm cho niêm mạc âm đạo mỏng, đôi khi dẫn đến kích thích âm đạo, nóng rát và khô
  • Sử dụng thuốc: thói quen dùng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai quá nhiều cũng có thể gây viêm nhiễm vùng kín. Bởi các loại thuốc này dễ làm cho âm đạo mất cân bằng độ pH và biến đổi môi trường âm đạo làm cho các vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh.
  • Thụt rửa âm đạo, vệ sinh không đúng cách hoặc sử dụng các chất xà phòng kích thích sẽ gây dị ứng và viêm nhiễm âm đạo. Các vật lạ như giấy lụa hoặc tampon bị lãng quên trong âm đạo cũng có thể gây ra kích ứng các mô âm đạo.
  • Bệnh lậu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm âm đạo, chủ yếu là lây lan qua đường tình dục.
  • Sử dụng chất diệt tinh trùng
  • Viêm nhiễm đơn thuần (phố biến nhất là nhiễm nấm men)
  • Tiền sử nạo, phá thai, sẩy thai,…

Các dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo

Nếu mắc bệnh viêm âm đạo, bạn sẽ bị thấy xuất hiện một vài triệu chứng sau:

  • Âm đạo cảm thấy ngứa ngáy: đây chính là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất khi bị viêm âm đạo. Nguyên nhân dẫn đến việc ngứa ngáy này là do các tác nhân vi khuẩn như nấm, trùng roi trực tiếp gây ra. Vì thế nếu như bạn đang gặp phải hiện tượng này cần phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và kiểm tra.
  • Vùng kín có mùi hôi: khi bị viêm âm đạo, vùng kín sẽ xuất hiện mùi hôi rất khó chịu, nhất là sau khi quan hệ mùi hôi càng nặng hơn do sự phát triển và phân hủy của vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng trong âm đạo.
  • Khí hư bất thường: đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm âm đạo. Đối với người bình thường, khí hư thường có màu trắng trong, không màu, không mùi và chỉ tiết ra một lượng nhất định. Tuy nhiên, nếu thấy khí hư ở vùng kín ra nhiều, có sự thay đổi về màu sắc như ngả vàng, trắng đục, xanh, nâu hoặc nâu đỏ do lẫn máu kèm mùi hôi tanh, khó chịu, dạng đặc quánh hoặc loãng thì rất có thể bạn đang bị viêm âm đạo.
  • Nhiều lúc có mủ và có mùi hôi
  • Đau khi quan hệ: đối với những chị em đang bị viêm âm đạo ghé thăm thì khi quan hệ tình dục bạn sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu do niêm mạc bị kích ứng bởi các tác nhân có hại gây bệnh. Ngoài ra, nó còn kèm theo các biểu hiện bất thường khi quan hệ như khí hư ra nhiều, có màu lạ, mùi hôi,…
  • Khó khăn khi đi tiểu: bệnh viêm âm đạo còn là nguyên nhân làm cho các chị em cảm thấy đau rát dẫn đến tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rát mỗi khi đi tiểu do nước tiểu dính vào khu vực tổn thương, lở loét.
  • Tiểu buốt rát, tiểu buốt: đây là hiện tượng phổ biến thường gặp ở người bị viêm âm đạo. Hiện tượng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và làm cản trở sinh hoạt sống thường ngày. Bên cạnh đó, do đường sinh dục và đường tiết niệu ở liền kề nhau nên nếu không chữa khỏi viêm âm đạo sớm chúng sẽ ảnh hưởng đến niệu đạo và gây nên bệnh viêm niệu đạo.
  • Chảy máu âm đạo bất thường: đây là mức độ cảnh báo nặng nhất cho việc mắc bệnh viêm âm đạo. Nếu như bạn thấy âm đạo chảy máu bất thường mà không trong kỳ kinh thì bạn cần phải đến khám gấp ở các cơ sở y tế để được điều trị và hơn hết là tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản. Trường hợp tồi tệ hơn nếu không thăm khám kịp thời, viêm âm đạo còn khiến người bệnh bị sốt, ớn lạnh, sụt cân và gặp không ít phiền toái trong cuộc sống.

Viêm âm đạo có đi tiểu buốt không?

Câu trả lời là CÓ. Hiện tượng đi tiểu buốt là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do lỗ ở cơ quan sinh dục và âm đạo bị viêm nhiễm cho nên vấn đề tiểu tiện cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đa số chị em phụ nữ mắc bệnh viêm đạo sẽ thường xuyên bị đi tiểu buốt, tiều rắt gây khó chịu và nó ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người bệnh, nhất là khi quan hệ tình dục.

Lưu ý khi điều trị viêm âm đạo

Để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị bệnh viêm niệu đạo, chị em phụ nữ cần lưu ý một vài điều sau:

  • Giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Hạn chế mặc quần bó sát, chất liệu dễ gây kích ứng với da
  • Không tự ý thụt rửa sâu âm đạo để tránh làm mất cân bằng độ ẩm cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, nhất là khi đang trong quá trình điều trị.
  • Không tự ý sử dụng thuốc và các chất tẩy rửa khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Cách hỗ trợ điều trị viêm âm đạo hiệu quả không lo tái phát

Bệnh viêm âm đạo tuy là một bệnh dễ gặp của chị em phụ nữ tuy nhiên bệnh này không khó khắc phục nếu như chọn lựa đúng phương pháp điều trị. Cụ thể:

Phương pháp nội khoa: đây là phương pháp hỗ trợ điều trị dành cho những bạn mắc viêm âm đạo ở giai đoạn nhẹ, mới chớm và do các nguyên nhân thông thường gây nên. Ở phương pháp này, chủ yếu sẽ dùng uống, bôi và đặt tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Thuốc được dùng ở đây sẽ giúp ức chế mầm bệnh và cân bằng môi trường âm đạo, làm ngăn chặn mầm bệnh tái phát. Tuy nhiên, đừng vì thấy phương pháp này dễ mà chị em tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống hoặc đặt nhé, vì nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Phương pháp ngoại khoa: Công nghệ ánh sáng, sóng cao tần: đây là phương pháp tiên tiến nhất để điều trị bệnh viêm âm đạo hiện nay. Phương pháp này sẽ sử dụng ánh sáng vô tuyến tần số thấp có khả năng diệt khuẩn cực mạnh, trực tiếp đến ổ bệnh tiêu diệt sạch vi khuẩn có hại. Đồng thời, liệu pháp này còn giúp ổn định và cân bằng hệ môi trường tại vùng kín và đặc biệt không hề gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.

Cách phòng tránh viêm âm đạo

Viêm âm đạo là một trong những căn bệnh dù khỏi nhưng vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào, vì thế chị em cần phải có những biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh. Theo các bác sĩ, chị em cần lưu ý một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, nhất là trong kỳ kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Trong kỳ kinh cần nhớ thay băng 4 tiếng/lần. Nên sử dụng băng có nguồn gốc rõ ràng.
  • Giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.
  • Nên sử dụng loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nhẹ dịu, tránh các hóa chất tẩy rửa mạnh.
  • Không thụt rửa sâu âm đạo vì dễ làm mất cân bằng độ pH.
  • Hạn chế ngâm mình trong bồn tắm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt phù hợp, lành mạnh.
  • Không ăn thức ăn cay nóng, sử dụng các chất kích thích.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ.
  • Cần thăm khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường.

Viêm âm đạo là một bệnh dễ gặp ở nữ giới, thường thì các dấu hiệu thường gặp của bệnh rất nổi bật, một trong số đó là đi tiểu buốt. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do âm đạo bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt. Vì thế, nếu bạn đang bị đi tiểu buốt, rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo. Do đó, để đảm bảo an toàn, ngay khi thấy hiện tượng đi tiểu buốt, tiểu khó, ra máu âm đạo mà không phải trong kỳ kinh,… bạn cần phải đến thăm khám ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời nhé!

NÊN XEM THÊM:

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ cho thắc mắc viêm âm đạo có đi tiểu buốt không? Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh, chị em hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 –  0836.663.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám trước hoàn toàn miễn phí.

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...