Có thai 1 tháng bụng có cứng không?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 21727

Có thai 1 tháng bụng có cứng không, khi nào thì bụng cứng là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bên cạnh đó, nhiều người cũng không biết nên làm gì khi mang thai 1 tháng tuổi để giúp thai phát triển khỏe mạnh nhất. Để được giải đáp tất cả những vấn đề này đồng thời biết địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội, bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau.

có thai 1 tháng bụng có cứng không

Có thai 1 tháng bụng có cứng không?

Thai 1 tháng khoảng 5-6mm, kích cỡ tương đương một hạt vừng nên bụng mẹ chưa thể to và cứng được.

Thực tế là thời điểm bụng cứng tại các mẹ bầu không giống nhau vì còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Thường thì với những mẹ bầu có thể trạng gầy, thân hình nhỏ nhắn, không có quá nhiều mỡ bụng sẽ thấy bụng cứng từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Còn với những mẹ bầu có cân nặng và thân hình quá khổ, nhiều mỡ bụng sẽ thấy bụng cứng từ tháng thứ 6 của thai kỳ. Càng về sau, bụng sẽ càng cứng hơn.

Ngoài ra, thời điểm bụng cứng còn tùy thuộc vào sự phát triển của bé. Bé nào phát triển khung xương tốt sẽ thấy phần đầu dày cộm lên, tạo cảm giác cứng bụng.

Tóm lại, mẹ không cần quá lo lắng với tình trạng bụng cứng hay mềm(trừ những tháng cuối của thai kỳ), chỉ cần chủ động khám thai định kỳ và chăm sóc bản thân cẩn thận mỗi ngày là được. Nếu mẹ bị gò, căng cứng bụng trong những tháng cuối của thai kỳ thì hãy chủ động thăm khám ngay.

Lưu ý khi mang thai 1 tháng tuổi

Thai 1 tháng chưa có biểu hiện rõ ràng nhưng mẹ có thể cảm nhận được một số thay đổi trên cơ thể như:

• Trễ kinh: Nếu mẹ có kinh nguyệt đều đặn thì đây chính là biểu hiện mang thai đáng tin cậy nhất. Nguyên nhân là do sau khi phôi thai được hình thành, bám vào tử cung để làm tổ sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra chất ngăn chặn trứng rụng, trì hoãn việc hành kinh.

• Mệt mỏi: Sự tăng lên của nội tiết tố progesterone là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mệt mỏi. Bên cạnh đó, cơ thể mẹ sẽ phải làm việc 24/7 để nuôi dưỡng thai trong những tuần đầu của thai kỳ nên không thể tránh khỏi việc thường xuyên mệt mỏi.

• Ngực đau: Sự tăng lên của estrogen và progesteron trong cơ thể khiến ngực mẹ sưng đau, nặng nề và nhạy cảm hơn.

• Máu báo thai: Nếu thai 1 tháng tuổi đã di chuyển vào tử cung để làm tổ thì mẹ bầu có thể xuất hiện máu báo thai. Máu báo thai thường ra ít, có màu hồng, đỏ hoặc nâu, dính trên quần lót hoặc lau bằng khăn giấy mới thấy.

• Buồn nôn, táo bón, đầy hơi: Sự tăng lên của hormone progesteron khiến việc tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến buồn nôn, táo bón, đầy hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó, HCG xuất hiện trong máu và nước tiểu cũng là nguyên nhân khiến mẹ thường xuyên bị buồn nôn.

• Đi tiểu thường xuyên: Mang thai 1 tháng khiến dòng máu trong cơ thể mẹ làm việc nhiều hơn, đi tiểu thường xuyên hơn.

Lúc này, mẹ nên cho phép bản thân nghỉ ngơi nhiều hơn đồng thời chú ý hơn trong việc vệ sinh, ăn uống hàng ngày.

+ Về vấn đề vệ sinh

Vệ sinh thân thể, vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày.

Khi vệ sinh vùng kín không được thụt rửa sâu, chà xát mạnh, ngâm rửa vùng kín, không lạm dụng xà phòng, sữa tắm, dung dịch tẩy rửa. Sau khi vệ sinh xong nhớ thấm khô nhẹ nhàng vùng kín bằng khăn mềm sạch rồi thay quần lót mới. Quần lót sau khi thay cần được giặt sạch, phơi khô dưới tại nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn một cách tốt nhất.

+ Về chuyện ăn uống

• Bổ sung 2-3 lit nước mỗi ngày, có thể là nước lọc, sữa hoặc nước trái cây.

• Tăng cường các thực phẩm giàu axit folic như bơ, nước cam, ngũ cốc, các loại đậu, rau có màu xanh đậm… để giúp thai phát triển não và cột sống tốt hơn, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.

• Tăng cường hoa quả và rau xanh giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng và giảm khả năng viêm nhiễm.

• Tăng cường các thực phẩm giàu protein như u thịt bò, gan động vật, trứng, đậu… để tái tạo máu tốt hơn.

• Tăng cường các thực phẩm giàu canxi như hạnh nhân, rau có màu xanh đậm, nấm, kiwi… để giảm bớt đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ.

• Hạn chế rượu, bia, cà phê, đồ ăn nhanh, đồ tái chín, đồ chế biến nhiều lần nếu không muốn gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

địa chỉ khám thai 1 tháng

Địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội

Khi cần khám thai, siêu âm thai, chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ, mẹ có thể tới phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội).

Phòng khám ra đời và phát triển theo mô hình “bệnh viện khách sạn” với hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới giúp việc thăm khám diễn ra nhanh chóng, cho kết quả với độ chuẩn xác lên tới 99,9%. Quy trình an toàn, vệ sinh, vô trùng vô khuẩn theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, phòng khám còn quy tụ được đội ngũ y bác sĩ giỏi, ưu tú, đầu ngành, 20-30 năm kinh nghiệm, từng công tác và làm việc tại nhiều trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô như Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân, bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế, bác sĩ Hà Thị Huệ, bác sĩ Giao Thị Kim Vân… nhằm mang tới những dịch vụ y tế chuyên nghiệp, tốt nhất.

• Thủ tục nhanh gọn, không phải đợi chờ lâu.

• Chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng.

• Thời gian làm việc linh hoạt tới 20h hàng ngày (không ngày nghỉ)

Đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết Có thai 1 tháng bụng có cứng không, khi nào thì mẹ bắt đầu thấy cứng bụng. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột [tại đây] để được tư vấn thêm (tư vấn miễn phí 24/7).

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...