Tim thai ở tuần thứ 7 là bao nhiêu?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 4245

Tim thai được hình thành khá sớm đồng thời giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình phát triển của bé. Dựa vào nhịp tim, mẹ bầu còn có thể dự đoán được bé yêu đang ra sao, có phát triển bình thường hay không. Vậy thai 7 tuần đã có tim thai chưa? Tim thai ở tuần thứ 7 là bao nhiêu? Những thắc mắc này sẽ được đề cập trong bài viết sau.

Thai 7 tuần có tim thai chưa?

Sau khi trứng được thụ tinh thành công sẽ hình thành hợp tử, hợp tử lớn dần thành phôi thai đồng thời di chuyển từ từ để vào tử cung làm tổ. Kể từ ngày thứ 16 sau khi hình thành là phôi thai đã bắt đầu xuất hiện các mạch máu để hình thành tim thai. Đến tuần thứ 7 của thai kỳ, tim thai bắt đầu tăng dần về kích thước và có sự phân chia thành 2 ngăn. Sang tuần thứ 11, tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện dần. Đến tuần thứ 12, tim thai gần như hoàn chỉnh. Đến tuần thứ 14, nhịp đập tim thai trở nên rõ ràng và đến tuần thứ 16 thì tim thai đã hoàn thiện về cấu trúc, có thể bắt đầu hoạt động bơm máu.

Tóm lại, thai 7 tuần đã có tim thai nhưng chưa hoàn chỉnh. Trường hợp thai 7 tuần chưa có tim thai sẽ được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm beta HCG… để xem bé có đang phát triển bình thường hay không. Nếu kết quả cho thấy thai bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Bác sĩ sẽ hẹn mẹ khám lại sau 1 – 2 tuần để xác định tim thai.

Tim thai ở tuần thứ 7 là bao nhiêu

Tim thai ở tuần thứ 7 là bao nhiêu?

Một trái tim khỏe mạnh của người bình thường có thể đập khoảng 60 – 80 lần/ phút còn với thai 7 tuần là khoảng 120 – 160 lần/ phút. Nhịp đập của tim thai có thể tăng lên tới 180 lần/ phút khi bé chính thức hoạt động.

Nếu thai 7 tuần có nhịp tim dưới 70 lần/ phút thì chứng tỏ thai đang gặp vấn đề. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là thai đã ngừng phát triển, bị chết lưu hoặc sảy lúc nào mà mẹ không hay biết.

Để chắc chắn hơn về kết quả, mẹ nên làm thêm kiểm tra hoặc thậm chí là thăm khám nhiều nơi để đối chiếu. Một trong những địa chỉ uy tín cho kết quả nhanh chóng, chính xác nhất mà mẹ bầu có thể tìm đến là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội).

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám đạt 83 tiêu chuẩn khắt khe của Sở Y tế với hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới như:

  • Hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động
  • Máy phân tích nước tiểu 10 thông số
  • Thiết bị siêu âm 2D, 3D, 4D

Tất cả được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng đạt chuẩn theo đúng quy định của Bộ y tế nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất mỗi khi sử dụng. Dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tâm, tạo cảm giác thoải mái cho bất cứ ai khi tới đây thăm khám, điều trị. Thủ tục nhanh gọn, không phải đợi chờ lâu. Chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng, phù hợp với thu nhập của người dân.

Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám mà các mẹ bầu có thể đặt hẹn trước:

  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, Nguyên trưởng khoa “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình”.
  • Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Luyện: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.
  • Bác sĩ Giao Thị Kim Vân: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm.

Thời gian làm việc: 8h – 20h30 hàng ngày

Đường dây nóng: (024) 38255599 -083.66.33.399

Thai 7 tuần nên ăn gì, kiêng gì?

Để giúp thai phát triển tốt nhất thì mẹ cần đặc biệt chú trọng tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng mỗi ngày. Đối với thai 7 tuần tuổi, mẹ nên ăn những thực phẩm giàu axit folic, canxi, sắt và protein.

  • Thực phẩm giàu axit folic như các loại đậu, bông cải, ngũ cốc, rau bia… Axit folic là dưỡng chất quan trọng nhất mà mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bổ sung đầy đủ axit folic sẽ giúp thai phát triển toàn diện, giảm khuyết tật ống thần kinh, tránh tình trạng sinh non.
  • Thực phẩm giàu canxi như sữa, các loại rau có màu xanh đậm… Trung bình mỗi ngày mẹ cần 1.000 mg canxi để giúp thai phát triển hệ xương chắc khỏe đồng thời ngăn ngừa thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống sau sinh cho mẹ.
  • Thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, cải bó xôi, ngũ cốc… Bổ sung đầy đủ sắt sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu đồng thời giúp thai phát triển tốt hơn.
  • Thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng và các loại đậu… Bổ sung 75 – 100g protein mỗi ngày sẽ giúp mẹ có đầy đủ năng nượng để hoạt động, nuôi dưỡng bé đồng thời tạo mô thịt và cơ quan chức năng cho thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung 2 – 2,5 lit nước mỗi ngày (có thể là nước lọc, sữa, nước trái cây) để tạo máu và nước ối cho thai nhi đồng thời giúp bản thân tránh mệt mỏi, đau đầu, mắc bệnh về thận, bàng quang, đường tiểu. Tránh đồ tái sống, hải sản, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chế biến nhiều lần, thịt hun khói, dưa muối, rượu, bia, cà phê, các chất kích thích…

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết tim thai ở tuần thứ 7 là bao nhiêu, khi nào thì cần chú ý. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] để được giải đáp ngay (hoàn toàn miễn phí).

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...