Rau má có tốt cho bà bầu không? ăn rau má có bị mất sữa không?
Là một trong những loại cây quen thuộc từ xa xưa với mỗi người Việt- rau má không chỉ từng là món ăn tốt lành cho sức khỏe mà ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích thiết thực của loại rau dân dã này. Vậy, rau má đối với bà bầu thì sao? Rau má có tốt cho bà bầu không? ăn rau má có bị mất sữa không? những lưu ý khi bà bầu ăn rau má là gì?…để giải đáp tất cả những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin cụ thể có trong bài viết dưới đây.
Đôi nét về rau má
Rau má (Herba Centellae asiaticae) hay còn gọi là tích tuyết thảo, họ Hoa tán (Apiaceae). Đây là một loại cây thân mọc bò, gầy có rễ ở các mấu, nhẵn, lá hình tim cuống lá dài từ 2-4cm nối dài từ thân, xuất hiện nhiều ở các vùng quê Việt Nam.
Rau má là một loại thảo dược lâu năm có lá xanh hình quạt, trước đây rau má là món rau quen thuộc, nhưng ngày nay khi đời sống con người phát triển hơn thì rau má thường được thu hoạch và dùng cho các mục đích y học. Loại thảo mộc này có nguồn gốc và lịch sử lâu đời ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Hiện các bác sĩ ở Hoa Kỳ và châu Âu đã bắt đầu chú ý tới loại rau này với các lợi ích về sức khỏe.
Rau má có tác dụng gì?
Rau máu có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người, điển hình với những lợi ích sau đây:
Chữa các bệnh về tĩnh mạch: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, rau má có thể giúp giảm sưng viêm đồng thời có tác dụng lưu thông máu huyết đối với những người bị bệnh về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch. Rau má có tác dụng cải thiện những triệu chứng như phù mắt cá, sưng tấy, đau nhức, chuột rút, mệt mỏi ở chi dưới. Bên cạnh đó, loại rau này còn có tác dụng rất tốt đối với những người bị cao huyết áp.
Tác dụng phục hồi vết thương: loại rau này vốn có thể chữa lành các vết thương nhẹ. Vì trong rau má có chất triterpenoids được cho là có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, làm vết thương nhanh liền da, giảm sưng tấy, tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương, giúp da khỏe mạnh và tăng cường lưu thông máu huyết đến vùng cơ thể bị thương.
Tác dụng làm đẹp, trị mụn: vì có tính hàn nên rau má được ví như thảo dược có thể thanh lọc cơ thể, làm mát, trị mụn hiệu quả. Do vậy, một số sản phẩm làm đẹp chiết xuất từ rau má cũng đang được ưa chuộng sử dụng.
Tác dụng giảm lo âu: theo một nghiên cứu được tiến hành vào những năm 2000 được công bố trên tạp chí bệnh học tâm thần lâm sàng thì những người thường xuyên lo lắng, buồn phiền thì uống rau má hoặc ăn rau má có tác dụng hiệu quả nhờ có chất triterpenoid.
Tác thiện nhận thức: các nghiên cứu đã cho ra kết quả rằng, rau má có ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, tác động tích cực đến hệ tuần hoàn trong cơ thể. Bên cạnh đó, rau má cũng có chất chống oxy hóa trong não với tác dụng cải thiện các hoạt động nhận thức, kích thích các đường dẫn thần kinh, xóa bỏ các nguồn gốc tự do trong não bộ. Thậm chí có nhiều nhận định cho rằng ăn rau má có tác dụng đối với người giảm hoặc mất trí nhớ.
Giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh: một số nhận định cho rằng một số bài thuốc từ rau má có thể giúp dạ dày hoạt động tốt hơn đồng thời chống viêm nhiễm và chống oxy hóa rõ rệt hơn, tác dụng cải thiện sức khỏe đại tràng và ruột.
Hỗ trợ hệ tuần hoàn: Rau má có thể giúp cường hóa mao mạch và các thành mạch có tác dụng ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng kích thích lưu thông máu, giúp tăng cường oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng, nhờ đó có thể giúp các bộ phận và cơ quan nội tạng này hoạt động hiệu quả.
Tác dụng thanh lọc cơ thể: rau má được đánh giá là một trong những loại rau giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Khi bạn uống nước rau má hoặc ăn rau má sẽ lợi tiểu, đào thải độc tố có hại ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Quá trình thanh lọc hoạt động hiệu quả giảm bớt đi gánh nặng cho thận.
Ăn rau má có tốt cho bà bầu không?
Theo các chuyên gia y tế, trong khi mang thai, nội tiết tố thai kỳ thay đổi rất nhiều nên mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thân nhiệt tăng; nóng bức hơn bình thường. Vì thế, để hạ nhiệt, nhiều mẹ nghĩ tới việc sử dụng rau má ăn sống hoặc uống nước rau má để cải thiện tình trạng này. Thực chất, bà bầu ăn rau má được nhưng không nên ăn quá nhiều, không nên uống nước rau má sống đặc biệt trong những tháng đầu tiên mang thai.
Rau má thường được khuyến cáo không nên sử dụng đối với người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên, vì trong rau má có một số chất gây co bóp tử cung mạnh có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi dẫn tới chảy máu, thậm chí động thai, sảy thai. Tính hàn của rau má có thể gây ra tình trạng tiêu chảy khi uống quá nhiều nước rau má. Nếu trực tiếp xay rau má sống có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc. Đặc biệt, những phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai, động thai, thể trạng sức khỏe yếu không nên uống nước rau má.
Ăn rau má có bị mất sữa không?
Đối với phụ nữ mang thai, cơ thể thường rất yếu cần thời gian để phục hồi. Tuy nhiên, sau sinh mẹ vẫn có thể ăn rau má được. Bởi vì, như đã trình bày nêu trên, ăn rau má có tác dụng bổ máu, lưu thông khí huyết; tác dụng thanh lọc cơ thể, mát gan, lợi tiểu, kháng khuẩn, chống viêm, giúp nhanh lành vết thương rất tốt phù hợp với phụ nữ sau sinh. Vậy rau má có gây mất sữa không?
Sau sinh con, bên cạnh vấn đề sức khỏe thì việc mẹ có đủ sữa cho bé là điều quan trọng hàng đầu. Vì thế, việc ăn gì, uống gì luôn được mẹ quan tâm, với việc ăn rau má cũng vậy. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn rau má mất sữa. Ngược lại, ăn rau má sau sinh còn lợi sữa rất tốt mà mẹ có thể an tâm sử dụng.
Tùy nhiên, vì cơ thể còn yếu nên mẹ hạn chế uống nước rau má sống hoặc ăn rau má sống mà nên chế biến nhiều món ăn khác nhau với rau má như: xào rau má thịt bò, thịt heo, canh rau má….Ngoài những món ăn từ rau má thì mẹ có thể bổ sung rất nhiều món ăn khác có tác dụng lợi sữa có thể kể đến như: đu đủ hầm móng giò, rau ngót, bông cải xanh, rau mồng tơi,….mẹ có thể bổ sung trong thực đơn hàng ngày.
Hãy nhớ rằng, trong 6 tháng đầu đời của trẻ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Ăn rau má có giảm cân không?
Nhiều người mới chỉ biết ăn rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể nhưng ít ai biết được rằng ăn rau má có thể giảm cân. Thực tế rau má có giảm cân hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như khả năng vận động, tập luyện hàng ngày, chế độ dinh dưỡng đi kèm mà có kết quả khác nhau.
Tuy nhiên, ăn rau má có thể giảm được cân nếu bạn ăn đúng cách. Vì rau má chỉ chứa khoảng 20 calo, chứa nhiều vitamin B,C,K ; đặc biệt là vitamin B có trong rau má có tác dụng ức chế thèm ăn, tạo cảm giác no lâu giúp bạn hạn chế tối đa việc dung nạp thức ăn vào cơ thể. Chất carbohydrate còn có tác dụng chuyển hóa chất béo thành năng lượng, giải độc gan rất tốt.
Ngoài ra, một số chuyên gia về dinh dưỡng dinh dưỡng chỉ ra rằng, nếu ăn hoặc uống rau má trong thời gian dài với liều lượng hợp lý còn giúp giảm cholesterol trong máu, tăng lưu thông khí huyết, hạn chế tối đa tai biến xơ vữa động mạch. Do vậy, bạn có thể an tâm rằng ăn rau má không chỉ giúp giảm cân giữ dáng mà còn tốt cho sức khỏe.
Một lời khuyên dành cho mọi người muốn giảm cân đó là: bên cạnh việc xây dựng cho mình một khẩu phần ăn hợp lý thì rèn luyện thể dục thể thao bằng các môn bơi lộ, đi bộ, đạp xe….sẽ giúp bạn giảm cân và tăng cường sức khỏe ổn định, phòng tránh bệnh tật.
Tham khảo thực đơn giảm cân từ rau má:
– Sáng: ăn một bát bún nấu thịt nạc và 1 ly nước chanh mật ong
– Trưa: ăn hoa quả và uống 1 ly nước rau má
– Tối: ăn 1 bát cơm và rau trộn + trái cây
– Trước khi ngủ uống một ly nước rau má nhưng cho ít đường
Ăn nhiều rau má có tốt không?
Mặc dù rau má rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên ăn nhiều rau má sẽ không tốt. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua:
– Rau má được sử dụng như một loại thảo dược nên bạn không dùng quá nhiều dù cho mục đích là gì bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Trong rau má có một số chất có thể tương tác với thuốc chống co giật, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, nó có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
– Như đã trình bày nêu trên, rau má có tính hàn nên nếu như bạn ăn nhiều có thể dẫn tới đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
– Chú ý chọn loại rau má sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu.
– Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 40g rau má và chỉ dùng lâu nhất là 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp thì nên ngừng khoảng nửa tháng rồi sử dụng.
– Rau má có thể ăn sống hoặc nấu chín, cho dù chế biến như thế nào thì cũng cần phải rửa thật sạch.
– Phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường, bệnh gan hoặc đang dùng thuốc kháng sinh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nên xem thêm:
Trên đây là những thông tin cơ bản về rau má, Rau má có tốt cho bà bầu không?ăn rau má có bị mất sữa không. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào, có thể comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp miễn phí!.
Chúc bạn sức khỏe!.