Có bầu đi lấy cao răng được không?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 523

Khi mang thai, ngoài chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng thì vấn đề chăm sóc sức khỏe khi mang thai cần được chú ý. Đặc biệt nhiều mẹ bầu quan tâm đến vấn đề răng miệng. Không biết có bầu đi lấy cao răng được không? Lấy cao răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi hay không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể theo dõi thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.

Có bầu đi lấy cao răng được không

Cao răng là gì?

Cao răng hay còn gọi với tên gọi khác là vôi răng. Vốn dĩ cao răng là mảng cạn cứng nó là muối vô cơ có tên canxi cacbonat hoặc có thể là những chất cặn mềm do các mảnh vụn từ thức ăn và các khoáng chất vốn dĩ tồn tại trong miệng cho dù bạn đánh răng, súc miệng thường xuyên thì tình trạng này vẫn còn. Trong một số trường hợp, cao răng còn được hình thành do sự lắng đọng huyết thanh gây nên.

Thông thường cao răng sẽ nằm ở vị trí thân răng và vùng nướu. Theo bác sĩ chuyên ngành răng hàm mặt thì cao răng cũng được chia thành 2 loại chính là cao răng huyết thanh và loại thứ hai đó là cao răng thông thường. Trong khi đó, đối với những trường hợp gặp phải tình trạng cao răng huyết thanh đang cảnh báo dấu hiệu sức khỏe nghiêm trọng cần hết sức lưu ý.

Thông thường sau khi ăn khoảng 20 phút sẽ có một lớp mảng báng mỏng xuất hiện trên bề mặt của răng. Nếu như mảng bám này không được làm sạch ngay sau đó sẽ tích tụ dần dần trên bề mặt của răng Trường hợp không được loại bỏ có thể khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều dày dần lên theo thời gian.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, có khoảng 70% trọng lượng mảng bám trên bề mặt răng có chứa vi khuẩn. Có nghĩa là trong khoảng 1mg mảng bám răng có thể tồn tại đến 1 tỷ vi khuẩn.

Thông thường, nếu như mảng bám này còn mềm do mới xuất hiện sẽ dễ dàng được loại bỏ sạch khỏi bề mặt bằng cách dùng bàn chải hoặc chỉ nha khoa chuyên dụng. Tuy nhiên, nếu để quá lâu, các mảng bám này sẽ dần trở nên cứng hơn và vôi hóa dưới dạng cao răng. Lúc này cần có bác sĩ nha khoa mới có thể làm sạch răng bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Có bầu đi lấy cao răng được không?

Thông thường đi lấy cao răng hiểu một cách đơn giản là bác sĩ dùng dụng cụ lấy cao răng chuyên dụng trong nha khoa. Sau đó tác động lên các vùng mảng bám răng và phần nướu. Đây là một trong những kỹ thuật y khoa không phức tạp, giúp loại bỏ mảng bám răng hoàn toàn từ chân răng, thân răng giúp làm sạch răng miệng, loại bỏ vi khuẩn và phòng tránh hiệu quả các bệnh liên quan đến răng miệng.

Tuy nhiên, khi mang thai cơ thể vô cùng nhạy cảm, tất cả những tác động, kể cả lấy cao răng đều khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng, sợ ảnh hưởng đến em bé. Vậy dưới góc nhìn chuyên gia nhìn nhận về vấn đề này như thế nào?

Theo chuyên gia y tế, mẹ bầu hoàn toàn có thể lấy cao răng được mà không có những ảnh hưởng nào đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Ngược lại, lấy cao răng còn đem đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu, có thể kể đến như:

–         Ngăn ngừa sâu răng và nướu răng: Khi mảng bám răng được loại bỏ không còn tích tụ ở men răng sẽ khiến cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh không thể xâm nhập gây sâu răng. Nếu như cao răng không được lấy đi, các vi khuẩn tồn tại trong mảng bám răng sẽ ăn mòn men răng và hậu quả dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, khi cao răng được loại bỏ thì bệnh nướu răng cũng được phòng ngừa hiệu quả.

–         Ngăn chặn tình trạng hôi miệng: Thông thường chứng hôi miệng hoặc hơi thở có mùi đến từ các vấn đề vệ sinh răng miệng hoặc do những mảng bám răng lâu ngày gây ra. Cùng với đó là trong mảng bám răng luôn tồn tại vi khuẩn tích tụ gây hôi miệng.

–         Phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến răng miệng: Trong quá trình lấy cao răng, làm sạch răng. Bệnh nhân có thể được kiểm tra các vấn đề khác về răng miệng nhằm mục đích phát hiện sớm những bất thường, từ đó sớm can thiệp hỗ trợ điều trị kịp thời.

–         Cải thiện tổng thể sức khỏe: các vấn đề về răng miệng nếu không sớm điều trị có thể dẫn tới mất răng hoặc những tổn thương khác.

Kết luận: như vậy có thể nhận thấy rằng bà bầu có thể lấy cao răng được, mẹ bầu nên chọn cơ sở lấy cao răng uy tín để được bác sĩ thăm khám và lấy cao răng theo định kỳ.

Bà bầu không lấy cao răng có sao không?

Ngoài các bệnh lý có liên quan đến răng miệng, nếu như bà bầu không lấy cao răng có thể dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. bên cạnh các vấn đề về viêm nướu, sâu răng, chảy máu chân răng, viêm chân lợi,…thì còn có những ảnh hưởng nguy hiểm nhất định cho thai nhi, cụ thể như sau:

Ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé

Theo chuyên gia, nếu như cao răng để lâu ngày sẽ dẫn tới sâu răng và dễ gãy răng hơn bình thường. Các nghiên cứu đã chứng minh phụ nữ mang thai bị sâu răng thì em bé khi sinh ra sẽ có bộ máy đường tiêu hóa không tốt cùng với hệ thống miễn dịch yếu hơn so với bình thường. Ngoài ra, bé dễ mắc bệnh liên quan đến răng miệng, men răng….

Có thể dẫn tới sinh non

Một số chuyên gia nhận định rằng đối với phụ nữ mang thai nếu như cao răng hình thành quá nhiều có thể khiến cho vi khuẩn từ mảng bám răng xâm nhập vào bên trong tế bào máu. Từ đó có thể dẫn tới nhiễm trùng, là một trong những nguyên nhân gia tăng hàm lượng lớn hormone prostaglandin – một loại chất lỏng sinh học hình thành tự nhiên trong cơ thể các thai phụ.Khi nó được hình thành và phát triển quá nhiều có thể kích thích cho cơn chuyển dạ, và là nguyên nhân dẫn đến sinh non, khiến trẻ được sinh ra sẽ yếu hơn bình thường.

Phụ nữ mang thai lấy cao răng cần lưu ý điều gì?

Trước tiên, mẹ bầu cần biết rằng lấy cao răng khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng, an toàn, không đau và không phải là tiểu phẫu nên không sử dụng thuốc gây tê và thuốc giảm đau. Do đó nó không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần biết được một số vấn đề lưu ý khi đi lấy cao răng, như sau:

–         Thời điểm mang thai 3 tháng đầu

Trong thời điểm mang thai 3 tháng đầu tiên được cho là khá nhạy cảm. Trong thời điểm này mẹ bầu thường xuyên gặp phải triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, ốm nghén, nôn, buồn nôn…Vì thế thời gian này bà bầu không nên đi lấy cao răng.

–         Thời điểm mang thai 3 tháng giữa

Đối với những phụ nữ mang thai thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này thai đã phát triển khá ổn định. Mẹ bầu cũng cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều, tình trạng ốm nghén hầu như đã kết thúc. Do vậy, thời điểm này mẹ bầu hoàn toàn có thể đi lấy cao răng an toàn.

–         Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Là thời điểm thích hợp để mẹ bầu có thể thăm khám, kiểm tra các vấn đề răng miệng, lấy cao răng trước khi chuẩn bị sinh nở. Điều này sẽ giúp mẹ cảm loại bỏ được các bệnh lý về răng miệng, chuyên tâm chăm sóc em bé khi bé chào đời.

Chú ý: Thông thường khi đi khám các vấn đề răng miệng, bạn không chỉ cần lấy cao răng mà còn cần điều trị các bệnh lý liên quan đến răng. Thậm chí nhiều trường hợp cần chụp Xquang chẩn đoán. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ mang thai bạn cần thông báo tình trạng sức khỏe, tuổi thai để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp, không chụp Xquang khi mang thai.

Mẹ bầu phòng tránh các bệnh về răng miệng như thế nào?

Để phòng tránh các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai, bạn cần ghi nhớ những điều dưới đây:

–         Đánh răng 2 lần mỗi ngày

Các bệnh về răng miệng, kể cả nhiều mảng bám răng cần được loại bỏ. Lúc này, mọi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Chú ý nên thường xuyên đổi bàn chải đánh răng khoảng 3 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe vệ sinh răng miệng. Riêng đối với những người niềng răng cần phải sử dụng bàn chải đánh răng chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

–         Đánh răng đúng cách

Nếu chỉ đánh răng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải chải răng đúng cách. Bởi hiện nay vẫn có nhiều người thực hiện đánh răng sai cách. Theo đó, để đánh răng đúng cần chải nằm ngang bàn chải đánh răng góc nghiêng 450 độ với nướu răng. Chải răng nhẹ nhàng tất cả mặt răng từ hàm trên và hàm dưới. Chải mặt trong của răng tương tự như mặt ngoài.

–         Vệ sinh lưỡi

Những mảng bám bẩn chứa vi khuẩn không chỉ xuất hiện ở phần răng mà còn có thể xuất hiện ở phần lưỡi gây ra các vấn đề hơi thở có mùi hay sức khỏe vệ sinh răng miệng. Vì thế, mỗi khi chăm sóc răng, đánh răng bạn cần kết hợp với vệ sinh lưỡi từ trong ra ngoài.

–         Súc miệng sau khi ăn

Người xưa sau khi ăn thường dùng tăm xỉa răng để tiếp cận kẽ nhỏ loại bỏ thức ăn trong kẽ răng. Tuy nhiên, hiện nay theo chuyên gia khuyến cáo nên dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng chuyên dụng sử dụng sau khi ăn sẽ giúp loại bỏ mảng bám trên răng tốt hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

–         Không hút thuốc lá

Ngoài những tác hại gây ra đối với cơ thể, nếu như hút thuốc lá có thể dẫn tới nguy cơ tổn thương bộ răng rất cao, thậm chí là hàm răng. Thuốc khiến răng ngả dần sang màu vàng và gia tăng các bệnh về nướu và vòm miệng.

–         Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng luôn là điều cần thiết mang đến sức khỏe răng miệng. Theo đó, bạn nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày, cân bằng chế độ dinh dưỡng. Hạn chế đồ ăn ngọt hoặc quá chua chứa nhiều axit không tốt cho mẹ răng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề có bầu đi lấy cao răng được không. Mong rằng chia sẻ từ bài viết hữu ích dành cho bạn.

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...