Có bầu tiêm uốn ván khi nào?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 334

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng người bệnh, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Tiêm vacxin phòng uốn ván là một trong những mũi tiêm quan trọng và cần thiết trong thai kỳ. Có bầu tiêm uốn ván khi nào? Cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh uốn ván

Tìm hiểu về bệnh uốn ván

Uốn ván là trực khuẩn Clostridium Tetani thường sống ở đất cát, cống rãnh, có độc tố mạnh và gây tử vong cao. Uốn ván hay còn được gọi là chứng phong đòn gánh là một trong những bệnh cấp tính nguy hiểm có triệu chứng căng cứng phần lưỡi và hàm, toàn cơ thể và lồng ngực bị tê cứng khiến người bệnh khó thở hoặc không thở được dẫn đến tử vong.

Vi khuẩn này không thể lây trực tiếp từ người sang người, nhưng chúng có khả năng sống trong môi trường ngay cả khi được đun sôi ở nhiệt độ cao vào thời gian dài. Khi xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở như xước da, trầy da, vết kim tiêm, gai đâm, đinh đâm, phẫu thuật, nạo phá thai,…

Khi trẻ sơ sinh bị uốn ván qua việc tiếp xúc giữa cuống rốn không lành với vi khuẩn, thường xuất hiện trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh và có liên quan đến các chứng cứng khớp, đau cơ. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong. Trẻ sơ sinh cần nhận được kháng thể từ mẹ qua nhau thai để có thể tránh được vi khuẩn uốn ván sau khi sinh ra.

Đối với mẹ bầu, trong quá trình sinh nở, vi khuẩn uốn ván có cơ hội xâm nhập vào cơ thể qua đường sinh dục và tình trạng phổ biến nhất thường gặp là uốn ván từ cung.

Vì sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và có thể gây chết người, đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng, một độc tố protein mạnh do Clostridium tetani tạo ra. Vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở. Một khi vi khuẩn tấn công da, chúng sẽ tạo ra một chất độc gọi là co thắt uốn ván, chất này xâm nhập vào máu. Nếu không được điều trị, chất độc này có thể tấn công hệ thần kinh và gây tử vong.

Ở phụ nữ có thai, vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh uốn ván tử cung khi chuyển dạ sinh dục. Nguy cơ mắc bệnh uốn ván khi mang thai được xem là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, vì lây truyền từ mẹ sang con có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Nhiễm trùng sơ sinh thường xảy ra thông qua các dụng cụ cắt rốn không vô trùng và các gốc rốn khó lành.

Bệnh uốn ván sơ sinh thường xuất hiện trong vòng hai tuần đầu tiên sau sinh với một số triệu chứng điển hình cứng khớp và đau cơ, bỏ bú. Các chương trình tiêm chủng toàn cầu đã giảm gánh nặng toàn cầu về tử vong uốn ván sơ sinh. Ước tính cho thấy, năm 2000 có 146.000 ca tử vong con số này giảm xuống còn 58.000 ca tử vong trong năm 2010.

Vì bào tử uốn ván có mặt ở khắp nơi và tồn tại trong nhiều năm ở môi trường tự nhiên nên uốn ván vẫn đang gây ra những gánh nặng bệnh tật từng ngày. Vì vậy mà trẻ sơ sinh dễ mắc uốn ván nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu chưa được tiêm phòng uốn ván và trẻ không nhận được kháng thể miễn dịch truyền từ mẹ. Mẹ bầu nên thực hiện tiêm phòng uốn ván đầy đủ cả trước và sau khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tỷ lệ tử vong khi mắc uốn ván cao trên 90% và đối tượng có nguy cơ mắc bệnh là những người có vết thương hở ngoài da, phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sinh nở, trẻ sơ sinh qua đường cắt rốn. Theo các bác sĩ, việc tiêm vacxin phòng uốn ván cho mẹ bầu thực chất là tiêm trước khi phơi nhiễm để tạo kháng thể, tránh việc lây nhiễm khi chuyển dạ và việc tiêm phòng cũng giúp truyền kháng thể từ mẹ sang cơ thể bé, hạn chế tối đa việc bị nhiễm uốn ván.

Chính vì vậy, tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho bà bầu là việc làm cực kỳ quan trọng. Vắc-xin sẽ giúp bảo vệ thai kỳ của chị em tránh được tác nhân gây hại bên ngoài, nhất là khi chuyển dạ có thể ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và con.

Ngoài tiêm phòng vắc xin, bà bầu cũng cần chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt, cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi tốt nhất. Nhiều mẹ bầu lo lắng việc tiêm phòng vacxin uốn ván khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Song đây là loại vắc xin an toàn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi nên hãy chủ động thực hiện.

Có bầu tiêm uốn ván khi nào

Có bầu tiêm uốn ván khi nào?

Tất cả các đối tượng trong độ tuổi sinh sản từ 155 đến 35 tuổi đều được khuyến cáo tiêm phòng vacxin uốn ván. Mẹ bầu tiêm vacxin giúp tạo đề kháng từ trước để nếu không may gặp khuẩn uốn ván tấn công cũng sẽ có kháng để để bảo vệ cả mẹ và bé. Vậy thì, có bầu tiêm uốn ván khi nào?

+ Đối với phụ nữ mang thai lần đầu tiên

Phụ nữ mang thai chưa từng tiêm phòng uốn ván trước đó hoặc từng tiêm phòng nhưng chưa đủ số mũi tiêm thì nên tiêm 2 mũi vacxin uốn ván gồm:

  • Mũi 1: Khi được khoảng 20 tuần tuổi, có thể tiêm khi thai nhiều tuần hơn.
  • Mũi 2: Sau khi tiêm mũi thứ nhất ít nhất là 30 ngày và trước khi sinh ít nhất 30 ngày để có đủ thời gian tạo kháng thể.

+ Đối với phụ nữ đã từng mang thai

Nếu phụ nữ đã từng mang thai và tiêm phòng uốn ván trước đó dưới 5 năm thì chỉ cần tiêm bổ sung 1 mũi khi thai 24 tuần tuổi. Đối với thời gian tiêm xa hơn 5 năm trước đó và chưa tiêm đủ liều vacxin uốn ván thì mẹ bầu vẫn phải tiêm đủ 2 mũi như mang thai lần đầu.

Khi mẹ được tiêm chủng đầy đủ sẽ có thể truyền kháng thể sang cho con để bảo vệ thai nhi trước nguy cơ nhiễm khuẩn uốn ván.

Theo CDC khuyến cáo thì với phụ nữ mang thai có thể tiêm vacxin phòng bệnh trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ và mũi cuối nên tiêm trước khi sinh 1 tháng để tối đa hoá truyền và bảo vệ kháng thể thụ động khi sinh đẻ mà không cần lo lắng. Vacxin trong thai kỳ đều đã được kiểm tra hiệu lực, an toàn và độ tinh khiết cho phụ nữ có thai có thể yên tâm.

Tổng số mũi tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 15 đến 35 tuổi là 5 mũi. Trong đó, tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu là 2 mũi cơ bản.

+ Đối với người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vacxin uốn ván

  • Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 và tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng
  • Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.

+ Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vacxin uốn ván

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Mũi 2: Tiêm ít nhất 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: Ít nhất 1 năm sau khi tiêm mũi 2

+ Đối với người tiêm đủ 3 mũi vacxin và 1 liều nhắc lại:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
  • Mũi 2: Ít nhất 1 năm sau mũi 1

Sau khi nhận được vắc xin phòng uốn ván, cơ thể của mẹ sẽ tạo ra các kháng thể bảo vệ và các kháng thể này một phần được truyền vào em bé trước khi sinh. Những kháng thể này cung cấp cho thai nhi một số bảo vệ ngắn hạn chống lại bệnh uốn ván trong thời kỳ đầu đời khi mà bé chưa đủ tuổi để có thể tạo miễn dịch chủ động bằng việc tiêm vắc xin.

Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu

Sau khi về nhà, bạn có thể bị đau, sưng, tấy và sốt nhẹ tại chỗ tiêm. Đây là phản ứng bình thường, thai phụ không nên quá lo lắng. Tình trạng sức khỏe này sẽ tự lành sau 3-4 ngày và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Chủng ngừa thường bắt đầu vào tam cá nguyệt thứ hai, vì phụ nữ thường có triệu chứng mệt mỏi và ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên. Liều thứ hai nên được tiêm trước khi sinh ít nhất một tháng.

Ngoài ra, thai phụ cần liệt kê đầy đủ các bệnh và tình trạng sức khỏe với bác sĩ trước khi tiêm phòng. Không chỉ vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo hạn chế sau tiêm uốn ván để đảm bảo sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Lưu ý khi tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu

Các nước trên thế giới hầu hết đều đã phổ cập tiêu chuẩn tiêm phòng vacxin uốn ván cho bà bầu cũng như với những đối tượng khác. Lưu ý khi tiêm vacxin uốn ván:

  • Dù tiêm phòng vắc xin uốn ván ở mẹ bầu có thể truyền kháng thể bảo vệ trực tiếp cho con nhưng vẫn cần hết sức lưu ý về điều kiện sinh đẻ. Nếu sinh đẻ trong điều kiện thiếu an toàn, kém vệ sinh, trẻ có thể mắc phải nhiều bệnh lý khác ngoài uốn ván. Với sức khỏe còn yếu ớt thì những bệnh lý này hoàn toàn có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng trẻ.
  • Tại vị trí tiêm có thể bị sưng, đau. Tổn thương này sẽ tự khỏi sau một vài ngày, nếu nhiễm trùng nặng hơn, bác sĩ sẽ xem xét dùng thuốc hỗ trợ.
  • Để phòng ngừa và xử lý kịp thời khi xảy ra sốc phản vệ sau tiêm phòng, mẹ bầu nên ở lại bệnh viện hoặc cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút. Nếu xuất hiện các triệu chứng lạ như: Chân tay lạnh, tiêu chảy, khó thở, tim đập nhanh, da xanh tái,… cần thông báo ngay với bác sĩ.
  • Sau khi tiêm phòng và bảo vệ sức khỏe thai nhi, mẹ bầu nên tuân theo lời dặn của bác sĩ, không uống rượu bia, cà phê, các thức uống chứa cồn hoặc chứa chất kích thích,…
  • Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh, hình thành kháng thể bảo vệ uốn ván tốt nhất, tiêm phòng đúng thời điểm theo tuổi thai là rất quan trọng. Tuổi thai tính chính xác nhất là theo kết quả siêu âm và đo kích thước chiều dài đầu mông của thai nhi hoặc dựa trên kỳ kinh nguyệt với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều.

NÊN XEM THÊM:

Bài viết đã chia sẻ những thông tin và giúp bạn biết có bầu tiêm uốn ván khi nào. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác trong thai kỳ hãy gọi đến số: 0836.633.399 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. 

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...