Có thai nên tiêm phòng những gì?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 356

Khi mang thai, mẹ bầu không chỉ cần chú trọng đến sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi mà cần phải chú ý hơn nữa đến việc tiêm phòng trong thai kỳ đúng và đủ để đảm bảo 9 tháng 10 ngày có một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy, phụ nữ có thai nên tiêm phòng những gì? Những mũi tiêm phòng cần thiết mẹ bầu cần nhớ. Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Trương Thị Vân – CKII- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, có thời gian dài công tác tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc tế.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho phụ nữ trước và mang thai là việc nên làm, cần thiết và quan trọng. Nó có thể giúp ngăn ngừa một số loại vi khuẩn, loại virus và một số tác nhân gây bệnh khác có thể xâm nhập gây hại cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Dưới đây là một số thông tin về tiêm chủng mà mẹ bầu nên biết, cụ thể như sau:

Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai

Theo chuyên gia y tế, trước khi có kế hoạch mang thai từ khoảng 3 tháng, mẹ bầu cần được tiêm phòng các mũi tiêm dưới đây:

–         Sởi – quai bị – rubella: Đây là những bệnh rất dễ gặp phải có thể lây truyền qua đường hô hấp. Vì thế, trước khi mang thai khoảng 3 tháng mẹ cần được tiêm bổ sung các mũi vắc xin này. Bởi, khi mang thai, nếu chẳng may mẹ mắc bệnh sởi, quai bị hay rubella có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của em bé. Có thể dẫn tới các biến chứng sảy thai, thai lưu, sinh non vô cùng nguy hiểm.

–         Thủy đậu: Nếu như bản thân người phụ nữ chưa từng mắc bệnh thủy đậu, chưa từng tiêm phòng thủy đậu thì chuyên gia khuyên nên tiêm trước khi mang thai. bởi đây cũng là căn bệnh nguy hiểm, nó có khả năng khiến trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, một số dị tật không đáng có khác như bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não…Nhưng nếu mẹ tiêm được vắc xin trước sẽ an tâm suốt thai kỳ.

–         Viêm gan B: đây là bệnh có thể truyền nhiễm qua đường máu, lây từ mẹ sang con. Do đó để tránh trường hợp nhiễm bệnh cho em bé, tất cả phụ nữ trước khi mang thai cần thiết phải tiêm phòng viêm gan B, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm phòng ngừa cho bé sau này.

–         Cúm: Là một trong những loại vắc xin cần thiết được tiêm trước khi mang thai 1-3 tháng. Bởi, trong thời điểm mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nếu như mẹ bị sốt, nhiễm virus cúm có làm gia tăng nguy cơ trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh hay dị tật sứt môi, hở hàm ếch vô cùng nguy hiểm.

–         Bạch hầu – ho gà – uốn ván:  Song song với những mũi vắc xin nêu trên, mẹ bầu cần được tiêm 1 mũi duy nhất phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván trước thời điểm mang thai trong độ tuổi 4- 64 tuổi. Đây cũng là vắc xin cần tiêm trước khi mang bầu để phòng ho gà sơ sinh cho con.

Có thai nên tiêm phòng những gì

Có thai nên tiêm phòng những gì?

Đối với phụ nữ đang mang thai, việc tiêm phòng các mũi tiêm phụ thuộc vào trước đây bạn đã tiêm phòng những vắc xin gì. Từ đó, bác sĩ có tư vấn và chỉ định các mũi tiêm tiếp theo cần thiết khác khi mang thai.

Thông thường, các mũi tiêm phòng khi mang thai được thực hiện vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Đặc biệt, trong thời gian mang bầu, các bà bầu được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin uốn ván đầy đủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Ngoài ra, các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động tiêm các loại vắc xin khác mà trước đó chưa hoàn tất như Cúm, Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mang virus Viêm gan C hoặc các bệnh gan mãn tính khác).

Như vậy, đối với phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng ngừa tổng cộng đến 5 lần mũi uốn ván. Theo đó, 2 mũi tiêm sẽ được thực hiện trước khi sinh con là thứ nhất mà 3 mũi tiêm nhắc lại. Cụ thể lịch tiêm phòng uốn ván dành cho bà bầu được Bộ Y tế quy định nghiêm ngặt như sau:

  •       Nếu phụ nữ mang thai chưa được tiêm bất kỳ mũi tiêm phòng uốn ván nào trước đây hoặc đã tiêm đủ 2 mũi nhưng thời điểm cách đây đã 5 năm thì cần phải tiêm đủ 2 mũi trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Theo đó, thời điểm tốt nhất, lý tưởng nhất để tiêm phòng mũi 1 vắc xin uốn ván là vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5, mũi 2 sau đó 1 tháng (vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6). Chú ý không tiêm phòng trong thời điểm mang thai 3 tháng đầu để tránh tình trạng rủi ro, sức khỏe mẹ yếu do hiện tượng ốm nghén gây nên.
  •       Trong trường hợp nếu phụ nữ mang thai đã thực hiện tiêm phòng đầy đủ uốn ván đủ 2 mũi (<5 năm) hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước khi mang thai thì tất cả những trường hợp này chỉ cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
  •       Đối với những phụ nữ mang thai đã tiêm đầy đủ 3 hoặc 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì chỉ cần tiêm nhắc lại thêm 1 mũi là đủ rồi.
  •       Đối với những trường hợp phụ nữ mang thai đã tiêm 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung. Bởi vì với 5 mũi đã được tiêm trước đó, khả năng bảo vệ đã đạt trên 95% nên mẹ bầu đã có thể hoàn toàn yên tâm. Trong trường hợp mũi thứ 5 mẹ bầu đã tiêm đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại một mũi.

Một số lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu

Chuyên gia y tế khuyến cáo, đối với những phụ nữ mang thai tiêm phòng, đặc biệt khi tiêm phòng vắc xin uốn ván. Sau khi tiêm xong chị em có thể thấy một số phản ứng tại chỗ với hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau vị trí tiêm.

Bên cạnh đó, sau khi tiêm vắc xin này, mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng khác thông thường như hắt hơi, cúm, ho nhẹ, chảy nước mũi sau khoảng 1-2 ngày sau tiêm vắc xin. Chuyên gia xác định đây là những phản ứng của cơ thể hoàn toàn bình thường mà mẹ bầu không nên quá lo lắng.

Tất cả các triệu chứng mệt mỏi những ngày sau tiêm, sốt nhẹ, , đau buốt vị trí bắp tay khi tiêm sẽ giảm sau vài ngày; hiện tượng giả cúm cũng sẽ tự khỏi mà mẹ bầu chú ý không cần dùng thuốc.

Để hạ sốt đồng thời giảm các phản ứng sau tiêm, bạn có thể tham khảo một vài cách sau đây:

  •       Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau người thường xuyên, đặc biệt là những vị trí như  nách, bẹn…
  •       Cần thiết phải tăng cường chế độ dinh dưỡng một cách đầy đủ, nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi, không chứa chất bảo quản để sử dụng tốt nhất cho sức khỏe,
  •       Không tự ý mua bất kỳ một loại thuốc nào tự ý sử dụng tại nhà khi không có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
  •       Nếu như đau sưng tại vị trí tiêm kèm theo trình trạng sốt kéo dài hơn 3, 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì quá khó chịu….mẹ bầu hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để kiểm tra ngay.
  •       Khi gặp triệu chứng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi sau khi tiêm vắc xin phòng cúm bổ sung, mẹ cần chú ý thường xuyên vệ sinh mũi họng, có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, dễ thở hơn.

Một số câu hỏi thường gặp về tiêm phòng cho phụ nữ mang thai

Có rất nhiều những câu hỏi, băn khoăn, thắc mắc mà mẹ bầu chia sẻ trên các diễn đàn sức khỏe. Phổ biến có những câu hỏi điển hình như sau:

  1. Tiêm vắc xin cho bà bầu có hại không?

Theo chuyên gia, tất cả các mũi tiêm phòng đều để phòng ngừa những bệnh có thể gặp ở phụ nữ mang thai, dẫn tới nhiều hệ lụy sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vì thế, tiêm phòng vắc xin là một trong những biện pháp tốt nhất nên được thực hiện thường xuyên.

Hơn nữa, cho đến nay, vắc xin tiêm phòng cho bà bầu vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Chữa có một nghiên cứu nào bác bỏ những lợi ích của tiêm phòng vắc xin. Vì thế mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng.

  1. Sau khi tiêm vắc xin cho bà bầu cần kiêng gì?

Hầu hết sau tiêm phòng bác sĩ, nhân viên y tế sẽ có những bước theo dõi sau tiêm cũng như hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc sức khỏe tại nhà sau khi tiêm vắc xin. Vì thế, bạn có thể an tâm. Thông thường, sau khi tiêm vắc xin, mẹ bầu nên hạn chế vận động quá mạnh, tránh làm nhiễm trùng vết thương đồng thời cần kiêng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích không tốt cho sức khỏe.

  1. Nên tiêm phòng cho mẹ bầu ở đâu?

Hiện nay có nhiều cơ sở y tế chuyên về tiêm chủng vắc xin thuộc nhà nước và tư nhân. Bạn có thể lựa chọn tham khảo. Chú ý nên được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng trước tiêm để hiểu rõ ràng nhất về mũi tiêm mình sẽ sử dụng.

Lời khuyên từ chuyên gia: Bên cạnh chế độ chăm sóc sức khỏe, thực hiện các vấn đề tiêm chủng đầy đủ. Mẹ bầu cần ghi nhớ lịch khám, theo dõi thai định kỳ để biết được sự phát triển của em bé qua từng thời kỳ, từng giai đoạn. Thực hiện khám, siêu âm thai đầy đủ, thực hiện sàng lọc dị tật trước khi sinh….để đảm bảo cho một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

NÊN XEM THÊM:

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được có thai nên tiêm phòng những gì. Những lưu ý khi tiêm phòng ra sao? Nếu mẹ bầu còn có thắc mắc hay cần hỏi thêm về lịch khám và siêu âm thai cho bà bầu, có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi (024) 38255599 –  083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...