Bà bầu tăng cân nhiều có tốt không?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 217

Tăng cân hợp lý ở từng giai đoạn của thai kỳ giúp thai nhi có thể phát triển toàn diện và cũng tránh được tình trạng thừa cân ở mẹ bầu. Bà bầu tăng cân nhiều có tốt không là câu hỏi mà rất nhiều chị em thắc mắc. Các chuyên gia phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng tiếp tục theo dõi nhé.

Nên theo dõi cân nặng thai nhi từ khi nào?

Cân nặng của thai nhi nên được theo dõi càng sớm càng tốt, vì đây là yếu tố quyết định chính đến thời điểm và cách thức sinh và là yếu tố chính để tránh các biến chứng như sinh non. Sự phát triển của thai nhi trên lâm sàng được chia thành hai phần:

– Nửa đầu của thai kỳ: tăng đáng kể về chu vi vòng đầu, cân nặng và chiều dài

– Nửa sau của thai kỳ: Tốc độ phát triển của thai nhi chậm lại do thai nhi đã hình thành cơ quan chức năng.

Mọi người nên bắt đầu đánh giá lâm sàng ngay khi xác nhận có thai để tránh bất kỳ rủi ro tự nhiên nào đối với sự phát triển của thai nhi. Bước tiếp theo rõ ràng là về dinh dưỡng và đảm bảo lượng thức ăn phù hợp được truyền cho thai nhi.

Vì vậy, thường xuyên kiểm tra sự phát triển của thai nhi sẽ là cách tốt để kiểm tra nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé. Đồng thời, chế độ ăn uống của thai phụ cần đảm bảo để thai nhi sinh ra khỏe mạnh, không bị tai biến.

Tiêu chuẩn cân nặng khi mang thai

Tiêu chuẩn cân nặng khi mang thai

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tình trạng thai nghén khiến cho nhiều mẹ bầu ít tăng cân hoặc hầu như không tăng cân, nhìn chung nếu tăng chỉ tăng khoảng 2kg trong giai đoạn này. Với 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ tăng 0.4kg/ tuần. Đối với phụ nữ có cân nặng thấp hơn cần duy trì tăng 0.5kg/ tuần. Trường hợp chị em bị thừa cân trước khi mang thai thì mức tăng cân nên hạn chế còn 0.3kg/ tuần

Nhìn chung, trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng khoảng 1 đến 2kg, tam cá nguyệt thứ 2 tăng 4 đến 5kg và tam cá nguyệt cuối tăng 5 đến 6kg.

Tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thể trạng mỗi bà bầu, không có thai kỳ nào là giống nhau và cũng không có mẹ bầu nào có mức tăng cân giống nhau cả. Mẹ bầu có thể tham khảo, cân nặng thai kỳ:

  • Khoảng 11,3 – 16 kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.
  • Khoảng 12,7 – 18,3 kg với thai phụ ít cân trước khi mang thai.
  • Khoảng 7 – 11,3kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai
  • Khoảng 16 – 20,5 kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu tăng quá ít cân cũng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Làm thai nhi chậm phát triển và tăng trưởng trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng, sinh non. Nhưng nếu tăng cân quá nhiều cũng gây nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ. Chính vì vậy mà chị em nên chú ý đến chế độ ăn uống trong thi phù và tiêu chuẩn cân nặng ở từng tháng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Cần nhấn mạnh, thời kỳ mang thai không phải là khoảng thời gian thích hợp cho vấn đề giảm cân, giữ dáng. Vì vậy, phụ nữ khi có thai không nên ăn kiêng, bỏ bữa.

Bà bầu tăng cân nhiều có tốt không

Bà bầu tăng cân nhiều có tốt không?

Bà bầu tăng cân quá nhiều có nguy cơ đối mặt với những vấn đề về sức khỏe:

+ Gặp nhiều vấn đề trong thai kỳ

Không phải tất cả phụ nữ đều gặp phải các triệu chứng khó chịu khi mang thai, bao gồm giãn tĩnh mạch, đau khớp và ợ chua. Nhưng những người tăng cân quá nhiều có nhiều khả năng phát triển chúng hơn. Thừa cân gây căng thẳng cho toàn bộ cơ thể, khiến máu và chất lỏng khó đi vào cơ thể. Điều này có thể dẫn đến chuột rút ở chân, bệnh trĩ, đau lưng, suy nhược cơ thể,…

+ Dễ mắc tiểu đường thai kỳ

Bạn dễ mắc bệnh tiểu đường: Phụ nữ tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, một tình trạng nguy hiểm trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin để cân bằng lượng glucose trong máu. Tin tốt là hầu hết các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ không bị tiểu đường sau khi sinh con. Tuy nhiên, được chẩn đoán mắc bệnh này khiến bạn có nguy cơ cao mắc lại bệnh này trong những lần mang thai trong tương lai và phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau này trong cuộc đời.

+ Biến chứng trong quá trình sinh nở

Tăng cân nhiều trong thời kỳ mang thai cũng làm tăng kích thước của thai nhi trong bụng mẹ. Sinh con quá to khiến quá trình chuyển dạ khó khăn hơn. Thai nhi trong bụng có trọng lượng lớn sẽ gây khó khăn khi đẩy ra ngoài theo phương pháp sinh đẻ tự nhiên, trường hợp này thường phải sinh mổ.

Đặc biệt, những đứa trẻ thừa cân có xu hướng mắc chứng loạn vai, đây là tình trạng vai lớn hơn đầu làm chuyện sinh nở vô cùng đau đớn. Khi thai nhi to mẹ buộc phải sinh mổ, điều này cũng có thể làm chậm quá trình sản xuất sữa và kéo dài thời gian hồi phục sau sinh của chị em.

+ Mất nhiều thời gian lấy lại vóc dáng sau sinh

Tăng cân quá nhiều lại không vào con mà vào mẹ. Việc hồi phục sau sinh sex dễ dàng hơn nếu mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều. Ngay sau khi sinh em bé, mẹ bầu sẽ giảm khoảng 11 pound vì nước ối và nhau thai không còn nữ. Những phần còn lại của trọng lượng cơ thể cũng mất đi trong vài tháng.

Như vậy, nếu tăng cân nhiều hơn khuyến cáo thì sẽ khó giảm cân sau khi sinh hơn nhiều so với các thai phụ tăng đúng số cân tiêu chuẩn. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra, thai phụ tăng cân quá nhiều không thể giảm cân trong vòng 6 tháng sau sinh và dễ mắc các bệnh béo phì trong 10 năm sau đó, ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch .

+ Khó khăn trong việc cho con bú

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 75% những mẹ bầu tăng hơn 11 đến 25kg được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai có khả năng gặp nhiều khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ.

Vì sao mẹ bầu thừa cân nhưng con vẫn thiếu chất

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, nguyên nhân chính của tình trạng thừa cân ở mẹ nhưng bé vẫn thiếu chất là do tình trạng ăn uống quá nhiều nhưng lại chứa bổ sung đủ các chất cần thiết dẫn đến thai nhi bị thiếu đa vi chất, chậm phát triển.

Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu cũng là yếu tố khiến bé chậm phát triển, trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng và chỉ số thông minh cũng thấp hơn so với những bé khác. Mẹ bầu bị thiếu máu cũng dễ bị nhiễm trùng, băng huyết khi sinh, sẩy thai, sinh non, bào thai kém phát triển, tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con.

Ngoài ra, việc bà bầu tăng cân nhanh nhưng thai vẫn bị suy dinh dưỡng có thể do các nguyên nhân khác như thai nhi bị rau cuốn cổ, hoặc do tử cung người mẹ nhỏ không đủ không gian cho thai nhi phát triển.

Còn một nguyên nhân nữa là do chị em bầu có xu hướng bổ sung vitamin quá sớm. Việc bà bầu bổ sung quá nhiều canxi dẫn đến không những tăng thêm nguy cơ bị sỏi thận và tắc sữa, mà còn khiến cho nhau thai bị canxi hoá quá sớm và không thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng thai.

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng khi mang thai ở thời kỳ giữa nên bắt đầu bổ sung vitamin, nhưng tốt nhất là qua ăn uống, nếu phải bổ sung vitamin tổng hợp, cần phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹo kiểm soát cân nặng khi mang thai

Nếu bạn đã tăng nhiều cân hơn so với lượng cân nặng khuyến nghị của bác sĩ thì hãy trao đổi với bác sĩ về điều đó. Nếu bạn có kế hoạch muốn kiểm soát cân nặng thì dưới đây là một số mẹo dành cho bạn:

  • Khi ăn thức ăn nhanh, hãy chọn những món ít chất béo hơn như bánh mì ức gà nướng với cà chua và rau diếp (không sốt hoặc sốt mayonnaise), salad ăn kèm với nước sốt ít béo, bánh mì tròn hoặc khoai tây nướng đơn giản. Tránh các loại thực phẩm như khoai tây chiên, phô mai que, hoặc chả gà tẩm bột.
  • Tránh các sản phẩm sữa nguyên chất. Bạn cần ít nhất bốn khẩu phần sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, sử dụng sữa tách béo 1% hoặc 2% sẽ làm giảm đáng kể lượng calo và chất béo bạn tiêu thụ vào. Ngoài ra, hãy chọn pho mát hoặc sữa chua ít béo hoặc không béo.
  • Hạn chế đồ uống ngọt hoặc đồ uống có đường: Đồ uống có đường như nước ngọt, nước ép trái cây,trà đá đường, nước chanh hoặc hỗn hợp đồ uống dạng bột có nhiều calo rỗng. Hãy chọn nước lọc, nước ngọt có ga hoặc nước khoáng để loại bỏ lượng calo thừa.
  • Giảm hoặc không sử dụng nhiều muối khi nấu ăn vì muối sẽ khiến cơ thể bạn giữ nước.
  • Bạn cũng nên giảm tối đa hoặc không tiêu thụ các loại đồ ngọt và đồ ăn chứa nhiều calo: Bánh quy, kẹo, bánh rán, bánh ngọt, siro, mật ong và khoai tây chiên có rất nhiều calo và ít dinh dưỡng. Cố gắng không ăn những thực phẩm này hàng ngày. Thay vào đó, hãy thử trái cây tươi, sữa chua ít béo, bánh thực phẩm với dâu tây hoặc bánh quy để làm món ăn nhẹ và món tráng miệng vì chúng ít calo hơn.
  • Sử dụng chất béo một cách điều độ: Chất béo bao gồm dầu ăn, bơ thực vật, bơ, nước thịt, nước sốt, sốt mayonnaise, nước sốt salad thông thường, nước sốt, mỡ lợn, kem chua và pho mát kem. Hãy thử các lựa chọn thay thế ít chất béo hơn.
  • Nấu thức ăn theo cách lành mạnh: Chiên thực phẩm trong dầu hoặc bơ sẽ thêm calo và chất béo. Nướng và luộc là những phương pháp chuẩn bị tốt cho sức khỏe.
  • Tập thể dục: Tập thể dục vừa phải có thể giúp đốt cháy lượng calo dư thừa.Các gợi ý về hình thức tập thể dục tốt như đi bộ hoặc bơi lội.

NÊN XEM THÊM:

Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu bà bầu tăng cân nhiều có tốt không. Từ đó xây dựng được cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cân đúng tiêu chuẩn. Nếu như còn thắc mắc nào khác hãy gọi đến số: 0836.633.399 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...