Bệnh giang mai là bệnh gì? Các triệu chứng của bệnh giang mai?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 1678

Bệnh giang mai là bệnh gì ? Một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm bậc nhất chỉ sau HIV/AIDS đó là bệnh giang mai. Sau khoảng thời gian âm thầm ủ bệnh, giang mai phát tác có thể gây nhưng tổn thương nghiêm trọng đến thần kinh, não, tim mạch, xướng khớp, gan,… và cả tính mạng của người bệnh. Bệnh giang mai là bệnh gì? Triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa như thế nào? Tất cả sẽ được bác sĩ chuyên khoa Nam học Đào Thế Tân giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Bệnh giang mai là bệnh gì

Bệnh giang mai – “hung thủ” tàn phá sức khỏe, đe dọa tính mạng con người

Trả lời cho câu hỏi bệnh giang mai là bệnh gì, bác sĩ Đào Thế Tân cho biết như sau : “Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Khi xoắn khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, chỉ sau từ 3 – 90 ngày người bệnh sẽ có những triệu chứng rõ rệt và biến đỏi theo từng giai đoạn. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể dễ dàng nhiễm bệnh ngay cả trẻ nhỏ.

Xoắn khuẩn giang mai chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn (bao gồm cả đường miệng và hậu môn). Bên cạnh đó, nó có thể lây bệnh khi niêm mạc của người bệnh tiếp xúc với vết thương hở hoặc vùng niêm mạc ẩm ướt trên cơ thể người khác như khoang miệng, da, hậu môn.”

Người mắc bệnh giang mai nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh, thậm chí khả năng dẫn đến tử vong cao. Cụ thể:

  • Xoắn khuẩn giang mai sẽ gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  •  Giang mai gây nhiễm trùng mắt ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí còn gây mù lòa.
  • Giang mai cũng có thể gây nên nhiều viêm nhiễm phụ khoa như : viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… hoặc các bệnh lý nam khoa như viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu,… Những bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người bệnh, khả năng gây vô sinh – hiếm muộn là rất cao.
  •  Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh dẫn đến giang mai bẩm sinh ở trẻ, có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.

Có thể thấy, giang mai là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó tàn phá sức khỏe, phá hủy cơ thể con người một cách nặng nề và khả năng lây nhiễm cao, nhất là đối với một bộ phận có lối sống “tây hóa”, những người có đời sống tình dục phóng khoáng. Bởi vậy, bác sĩ Tân cũng khuyến cáo mọi người ngay khi nhận thấy có dấu hiệu của bệnh giang mai ở dưới đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Cảnh giác trước các triệu chứng của bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Bệnh giang mai là bệnh gì

Giai đoạn 1: Sau khoảng 3 – 4 tuần kể từ khi tiếp xúc với xoắn khuẩn, người bệnh sẽ xuất hiện vết trợt loét có hình bầu dục hoặc hình tròn, màu hồng, không mủ, không đau và có kích thước bằng hạt nhãn, đôi khi chỉ bằng hạt đỗ xanh ở trên da. Những vết trợt này được gọi là “săng giang mai”.

Sau đó, các săng giang mai này sẽ tự biến mất khoảng từ 3 – 6 tuần mà không cần chữa trị. Lúc này, bệnh đã chuẩn bị bước vào giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Xoắn khuẩn tiếp tục xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu và chỉ sau vài tháng chúng có thể lan tràn khắp cơ thể. Ở giai đoạn này tại nhiều vị trí trên cơ thể sẽ xuất hiện các nốt ban màu hồng đỏ, không bong vảy, không bị nổi lên trên bề mặt da và khi ấn vào sẽ tự lặn đi. Ngực, bẹn, hai bên sườn, lòng bàn ta, bàn chân, bụng là nơi các vết ban thường xuất hiện.

Ở một số trường hợp khác, người bệnh có thể thấy các vết phỏng xước, vết loét, mảng sần sùi, không liên kết với nhau, có viền bị sùi và dễ bị bong vẩy. Các vết loét này dễ dàng bị trầy xước, chảy dịch mủ nếu bị cọ xát. Những triệu chứng này cũng sẽ tự biến mất sau từ 3 – 6 tuần.

Giai đoạn tiềm ẩn: Trong 1-3 năm tiếp theo, bệnh bước vào giai đoạn tiềm ẩn, không biểu hiện ra ngoài và ít lây nhiễm nhưng sẽ xâm nhập dần vào các cơ quan trong cơ thể.

Giai đoạn 3: Giai đoạn 3 cũng là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này bệnh không lây lan, nhưng biểu hiện ra bên ngoài với nhiều triệu chứng khác nhau:

Củ giang mai: có hình khối, màu đỏ mận hoặc hơi tím, to bằng hạt ngô và không liên kết với nhau. Khi củ giang mai bị hoại tử sẽ dẫn đến lở loét hoặc hoại tử teo. Trường hợp củ giang mai xuất hiện ở những vị trí quan trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Giang mai thần kinh: có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như động kinh, sinh ảo giác, suy nhược, trầm cảm, viêm màng não, mạch máu não, đột qụy,…

Giang mai tim mạch: Biến chứng nặng nhất của giang mai tim mạch đó là có thể gây phình mạch, rất nguy hiểm.

(Nếu gặp bất kì triệu trứng nào nghi ngờ giang mai, ấn VÀO ĐÂY để được tư vấn trực tiếp với bác sĩ Tân.)

Bệnh giang mai có chữa được không?

Bệnh giang mai là bệnh gì

Bệnh giang mai là căn bệnh rất khó chữa, tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và thực hiên điều trị kịp thời thì vẫn có thể chữa khỏi.

Hiện nay, phương pháp điều trị hiệu giang mai đạt hiệu quả đó là kết hợp giữa Đông – Tây y. Thuốc tây y giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn, thuốc Đông y giúp bổ trợ sức khỏe, ngăn ngừa những tác dụng phụ của kháng sinh, đồng thời cân bằng hệ sinh thái, nâng cao đề kháng, cải thiện khả năng tự miễn để chống lại các tác nhân gây bệnh. Nhờ vậy, việc hỗ trợ điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, ngăn ngừa tái phát.

Đặc biệt, tại Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã, toàn bộ quá trình thăm khám và hỗ trợ điều trị sẽ được thực hiện theo mô hình Y TẾ XANH của Tổ chức Y tế Thế giới đề ra. Đội ngũ y bác sĩ và chuyên viên y tế đều đã được thông qua đào tạo và nắm rõ những kiến thức về mô hình y tế xanh. Thiết bị y tế, máy móc tại phòng khám được nhập khẩu từ các nước lớn, tạt tiêu chuẩn của WHO để mang lại kết quả chính xác. Mặt khác, toàn bộ quá trình thực hiện thăm khám và hỗ trợ điều trị đều được thực hiện bởi “bàn tay vàng” của các bác sĩ chuyên khoa với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâm sàng phong phú, đảm bảo tuần thủ theo đúng những quy chuẩn của  mô hình Y tế xanh. Không chỉ có vậy, môi trường y tế tại Đa khoa Y học Quốc tế cũng luôn đảm bảo vô trùng – vô khuẩn đạt chuẩn của WHO về y tế xanh.

 Một số lời khuyên giúp phòng tránh bệnh giang mai được bác sĩ Tân khuyến cáo:

  • Quan hệ tình dục an toàn (sử dụng bao cao su, chung thủy với 1 bạn tình,…)
  • Tránh dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, khăn tắm,…
  • Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô thoáng.
  • Lối sống lành mạnh: chế độ dinh dưỡng khoa học, thể dục thể thao, nghỉ ngơi điều độ, không lạm dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Cẩn thận khi truyền hoặc nhận máu từ người khác.
  • Khám sức khỏe định kì đầy đủ 3-6 tháng 1 lần.

Hi vọng những chia sẻ trên của bác sĩ Đào Thé Tân xoay quanh về vấn đề: “bệnh giang mai là bệnh gì?” đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích.

  • Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: (024)38 255 599 – 0836 633 399 
  • Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – Địa chỉ: 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...