Có bầu rồi có kinh nữa không?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 293

Hiện nay trên các diễn đàn, mạng sức khỏe nhiều chị em chia sẻ băn khoăn, lo lắng không biết có bầu rồi có kinh nữa không? Liệu rằng khi mang thai ra máu có phải do đến ngày kinh nguyệt? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết sau đây.

Có bầu rồi có kinh nữa không

Nội dung liên quan đến chuyên môn Sản phụ khoa được tham vấn bởi bác sĩ Trương Thị Vân – CKII- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, bác sĩ có thời gian dài công tác tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ

Bình thường, ở phụ nữ khỏe mạnh, kinh nguyệt sẽ xuất hiện từ khi bước vào tuổi dậy thì, kéo dài hết độ tuổi sinh sản. Bình thường, một chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28-32 ngày, số ngày hành kinh 3-5 ngày hoặc 7 ngày, lượng máu mất đi trong một chu kỳ kinh nguyệt khoảng 20-80ml là bình thường. Máu kinh màu đỏ thẫm kèm theo chất dịch nhầy lớn niêm mạc tử cung.

Theo bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ sức khỏe, sức khỏe sinh sản ổn định. Trường hợp kinh nguyệt bất thường, rối loạn trong 2-3 năm đầu hành kinh được xem là bình thường. Nhưng nếu sự thay đổi trong kỳ kinh nguyệt có thể liên quan đến những vấn đề sức khỏe, sức khỏe sinh sản, đặc biệt liên quan mật thiết với mang thai sinh con ở người phụ nữ.

Có bầu rồi có kinh nữa không?

Một số chị em thắc mắc có bầu rồi có kinh nữa không? Câu trả lời là KHÔNG. Khi có bầu rồi kinh nguyệt sẽ biến mất tạm thời cho tới khi sinh con. Nguyên nhân bởi chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng. Khi quá trình thụ thai không diễn ra, cơ thể người phụ nữ sẽ kích thích nội tiết tố trong cơ quan sinh sản giảm xuống. Đây là những chất có thể kiểm soát sự phóng noãn của trứng vào ống dẫn trứng đồng thời nó làm niêm mạc tử cung dày lên đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung. Khi sự thụ tinh không diễn a thì mặc nhiên bộ phận này sẽ tách khỏi tử cung, bong niêm mạc tạo ra kinh nguyệt.

Trong trường hợp nếu phụ nữ mang thai, niêm mạc tử cung sẽ không bị bong ra và đây là lý do vì sao trong thời điểm mang thai kinh nguyệt sẽ biến mất. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết đầu tiên, điển hình khi có thai, Do vậy, bác sĩ sản phụ khoa thường sẽ khuyên chị em thử thai nếu có dấu hiệu chậm kinh mà trước đó có quan hệ tình dục không an toàn.

Như vậy có thể kết luận mang thai sẽ không có kinh nguyệt và ngược lại có kinh rồi thì sẽ không có thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chị em cần phải phân biệt ra máu âm đạo khi mang thai bất thường do yếu tố bệnh lý nghiêm trọng gây nên.

Nguyên nhân mẹ bầu bị ra máu khi mang thai do đâu?

Trong thời kỳ thai nghén, nếu như có dấu hiệu ra máu âm đạo, đó không phải do chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện mà do nhiều yếu tố bệnh lý không thể chủ quan, cụ thể như sau:

Trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên

Theo chuyên gia, có khoảng 25% các trường hợp ra máu khi mang thai. Đây là biểu hiện máu báo có thai không đáng lo ngại. Tình trạng này khiến chị em dễ nhầm lẫn với có kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu như chị em thấy những đốm máu nhỏ màu hồng phớt hoặc màu nâu xuất hiện rất ít, chỉ một vài ngày rồi kết thúc thì có thể là dấu hiệu máu báo thai.

Dấu hiệu máu báo thai có thể dễ dàng phân biệt với máu kinh nguyệt. Bởi, nếu do hành kinh, máu kinh nguyệt sẽ xuất hiện nhiều, màu đỏ thẫm khoảng 3-5 ngày mới có thể kết thúc. Chị em cần chú ý phân biệt rõ ràng.

Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu khi mang thai thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên có thể đến từ nhiều lý do khác nhau, đơn cử như:

–         Dọa sảy thai sớm: là tình trạng đầu tiên mà chị em có thể nghĩ tới khi có bầu bị ra máu. Thông thường, dọa sảy thai thường xuất hiện với triệu chứng ra máu âm đạo kèm theo đau bụng dưới, chị em nên thăm khám ngay.

–         Mang thai ngoài tử cung: là tình trạng trứng và tinh trùng đã thụ thai nhưng không di chuyển vào tử cung làm tổ mà nằm bên ngoài tử cung, thường là vòi trứng, bên buồng trứng, thậm chí ổ bụng…Biểu hiện thai ngoài tử cung thường là ra máu âm đạo bất thường, đau bụng dữ dội, đau lưng dưới, chị em có thể có sốt, cơ thể mệt mỏi….cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh để nguy hiểm tới tính mạng người mẹ. Đối với thai ngoài tử cung bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa.

–         Sảy thai: Thông thường, nếu như triệu chứng dọa sảy thai đến nhưng chị em không xử lý kịp thời thì sảy thai sẽ xảy ra với tình trạng máu âm đạo xuất hiện nhiều hơn.

–         Xuất huyết dưới màng đệm, tụ dịch màng nuôi: là tình trạng xuất hiện một lớp máu hoặc dịch bên dưới lớp màng nuôi được ngăn cách bởi túi thai và tử cung. Tình trạng này thường xảy ra trong 3 tháng đầu mang thai. Theo đó, dịch dưới màng nuôi thương xuất hiện với triệu chứng ra máu âm đạo đỏ tươi hoặc có thể ra lẫn máu cục, dịch âm đạo bất thường màu hồng nhạt hoặc màu nâu sẫm. Triệu chứng đi kèm gồm đau bụng âm ỉ, đau mỏi thắt lưng.

–         Nhiễm trùng khi mang thai: tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục, điển hình là bệnh viêm âm đạo khi mang thai mức độ nặng có thể dẫn tới chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt khi chị em có quan hệ tình dục. Niêm mạc âm đạo khi bị viêm, xói mòn rất dễ chảy máu vùng kín gây nên những tổn thương nghiêm trọng. Biểu hiện kèm theo có thể kể đến như: ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín, khí hư ra nhiều có màu trắng đục, vàng xanh, khí hư lẫn máu…..cần điều trị sớm tránh tình trạng biến chứng nhiễm trùng ối gây sảy thai, sinh non nguy hiểm.

Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba

Thông thường, trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba mẹ bầu sẽ ít gặp phải tình trạng ra máu âm đạo. Tuy nhiên, nếu thấy có máu xuất hiện tại vùng kín thì cần phải thận trọng hơn, bởi nó có thể đến từ những nguyên nhân dưới đây:

–         Nhau tiền đạo: được xác định là tình trạng nhau bám ở vị trí quá thấp trong tử cung hoặc thậm chí che phủ cổ tử cung dẫn tới tình trạng ra máu âm đạo. Nhau tiền đạo thường gây ra những cản trở trong quá trình sinh thường. Vì thế mẹ bầu cần theo dõi và hỗ trợ điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

–         Biểu hiện chuyển dạ: Vào những tháng cuối thai kỳ, nếu như bất chợt chị em có dấu hiệu ra máu hồng vùng âm đạo kèm theo đau bụng thì có thể là biểu hiện của chuyển dạ.

–         Nhau Bong Non: thường gặp ở hai tháng cuối thai kỳ. Hiện tượng này được xác định khi nhau thai tách ra khỏi tử cung gây chảy máu và đau bụng dữ dội,….

Những triệu chứng trên đều vô cùng nguy hiểm không, nếu như không sớm thăm khám và can thiệp kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và bé.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng ra máu khi mang bầu?

Bác sĩ Trương Thị Vân cho biết: để ngăn chặn, đề phòng ra máu khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý đến những điều sau đây:

–         Khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ nên chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, mặc đồ lót khô thoáng, không thụt rửa âm đạo để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai.

–         Mẹ bầu nên chú ý ngủ, nghỉ đúng giờ, làm việc vừa sức, không mang vác vật nặng; không thức khuya.

–         Luôn giữ tâm trạng thoải mái nhất có thể, tránh căng thẳng mệt mỏi sẽ dẫn tới những ảnh hưởng lớn đến em bé.

–         Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường để giúp cơ thể mẹ có sức đề kháng tốt nhất, đủ dinh dưỡng cho em bé phát triển khỏe mạnh.

–         Nên bổ sung axit folic, canxi, sắt….trong thời gian mang thai theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc bổ khi bác sĩ chưa chỉ định.

–         Vận động nhẹ nhàng, có thể đi bộ mỗi ngày, có thể tập yoga để tăng cường sức khỏe tốt hơn.

–         Thường xuyên thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của bé qua từng giai đoạn. Thực hiện sàng lọc dị tật trước khi sinh, tầm soát các bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ.

–         Trường hợp mang thai có dấu hiệu mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, mẹ bầu cần phải tích cực điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ để được điều trị bệnh dứt điểm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé.

Hiện nay, tại Hà Nội, chị em có thể thăm khám, theo dõi thai định kỳ, thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế, 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc quản lý của Sở Y tế chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thăm khám thai định kỳ cho nhiều thế hệ chị em phụ nữ tại Hà Nội.

Với thế mạnh về đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa dày dặn kinh nghiệm từng công tác tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc trực tiếp thăm khám. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị y tế đầy đủ và hiện đại gồm hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động, máy siêu âm 4D,…cho hình ảnh sắc nét, chân thực. Mặt khác, thủ tục khám bệnh tại đây khá nhanh chóng, chi phí thăm khám và hỗ trợ điều trị được niêm yết công khai phù hợp với quy định của Bộ Y tế.

NÊN XEM THÊM:

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp chị em biết được có bầu rồi có kinh nữa không. Nếu chị em còn có bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi điện thoại tới số máy  (024) 38.255.599 –  083.66.33.399 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...