Lá trầu không trị mụn có được không?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 4567

Lá trầu không trị mụn có được không? Trong đông y, lá trầu không được biết đến với đặc tính cay nồng, mùi hắc và tính ấm. Cứ 100g lá sẽ chứa khoảng 0,8 – 1,8% tinh dầu. Lượng tinh dầu này có đặc tính kháng sinh mạnh mẽ nên hỗ trợ ức chế nhiều vi khuẩn gây bệnh cho cơ thế. Chính bởi thế mà lá trầu còn được coi là vị thuốc quý, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Ngoài những tác dụng chữa bệnh trên thì trầu không còn được sử dụng nhiều trong chăm sóc và điều trị các vấn đề về da như mụn thâm, nám, tàn nhang,… Hãy tham khảo một số cách dân gian được truyền tai nhiều nhất sau đây nhé!

  1. Trị mụn bằng lá trầu không với cách xông mặt

Xông hơi là cách giúp các nang lông được thông thoáng hơn. Từ đó bụi bẩn, tạp chất hay bã nhờn còn lưu lại dưới da sẽ dễ dàng bị loại bỏ. Ngoài ra, tinh chất lá trầu khi được xông lên vùng da mụn sẽ hỗ trợ kháng viêm và giảm sưng đáng kể, tình trạng mụn bọc mần đỏ sẽ đỡ đi rất nhiều.

Xông mặt giúp lỗ chân lông thông thoáng, đồng thời kháng viêm, giảm sưng mụn khá tốt

Cách làm như sau:

  • Ngâm sạch 1 nắm lá trầu, rồi cho vào xoong cùng với một ít muối để đun sôi. Để nồi nước sôi trong 5 phút rồi tắt bếp, đảm bảo các tinh chất từ lá được tiết ra hoàn toàn.
  • Đổ nước ra chậu nhỏ và chùm khăn xông mặt, lưu ý đặt mặt ở vị trí vừa phải giúp tinh chất có thể hấp thụ thẳng lên mặt, tránh gần quá sẽ gây bỏng hoặc xa quá sẽ không có tác dụng.
  • Sau khoảng 5 – 10 phút nước nguội thì làm sạch da với nước lạnh, sau đó lăn đá nhẹ nhàng để lỗ chân lông se lại.

Với phương pháp hơ mặt bằng lá trầu không trị mụn này, hãy áp dụng 2 lần/ tuần để có được kết quả tốt nhất. Những đốm mụn đầu đen, mụn cám hay ổ nhọt sưng tấy sẽ sớm được khắc phục triệt để khi xông mặt bằng lá trầu.

  1. Chữa nám tàn nhang bằng cách đắp mặt nạ trầu không

Công thức mặt nạ trầu không và muối dành cho những làn da đang gặp vấn đề với nám và tàn nhang. Tuy nhiên, phương pháp chỉ hiệu quả với những vùng nám và tàn nhang nhỏ, mới hình thành. Còn những ai bị nặng thì chữa bằng lá trầu sẽ không thể hết hoàn toàn.

Nguyên liệu cần có: Một nắm lá trầu không tươi và muối hạt

Hướng dẫn cách làm:

  • Rửa sạch nguyên liệu sau đó ngâm qua dung dịch NaCl. Lấy ra và để lá róc nước.
  • Luộc lá trong 5 phút rồi vớt ra, cho vào máy xay nát cùng với một ít nước luộc.
  • Cho phần lá vừa xay vào xoong nước vừa luộc và đun để thu được hỗn hợp sền sệt.
  • Cho hỗn hợp vào hũ và cất giữ trong tủ lạnh.
  • Mỗi lần dùng, chỉ cần lấy một thìa rồi bôi khắp vùng da bị nám và tàn nhang. Sử dụng mỗi ngày trong 2 tuần liên tiếp.
  • Thời gian sau đó, bạn tiếp tục áp dụng nhưng tần suất giãn ram chỉ cần 2 lần/ 1 tuần.

Ngoài công dụng điều trị nám tàn nhang thì công thức mặt nạ trầu không còn giúp làm sáng da, vì thế hãy nhớ thoa nước hoa hồng và kem chống nắng khi ra ngoài. Mỗi lần đắp mặt nạ lá trầu chỉ nên để khoảng 1/4 giờ, tránh để lâu sẽ gây hại cho da. Lưu ý, không thoa cho các vùng da bình thường.

  1. Rửa mặt bằng nước trầu không chữa mụn nhọt

Với những làn da bị mụn nhọt thì việc sử dụng lá trầu không để rửa mặt hàng ngày sẽ hỗ trợ khắc chế sưng viêm đáng kể, làm sạch bụi bẩn và diệt khuẩn vô cùng hiệu quả.

Cách làm đơn giản như sau:

  • Dùng 1 nhúm lá đã rửa sạch cho vào xoong ngập nước và đun sôi trong 5 phút.
  • Để nguội rồi rửa mặt với nước trầu không cả sáng và tối. Massage nhẹ nhàng để tinh chất lá trầu thấm sâu vào da.
  • Thực hiện thường xuyên cho đến khi mụn khỏi hoàn toàn.

Trên đây là những chia sẽ của các chuyên gia về xông lá trầu không trị mụn. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho các bạn.

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...