Nhau thai bám thấp có nên uống nước dừa?
Nhau thai bám thấp có nên uống nước dừa là băn khoăn của không ít các bà mẹ. Nước dừa là thức uống bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi nhưng không phải bà bầu nào cũng nên uống.
Lợi ích của nước dừa đối với bà bầu
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng tại phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế, nước dừa rất ít chất béo, lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất. Nước dừa có tác dụng giải khát giải nhiệt, giúp đem lại cảm giác sảng khoái, đồng thời có tác dụng giữ nước cho cơ thể.
Với bà bầu, việc uống nước dừa điều độ rất có lợi. Cụ thể, những ích lợi mà nước dừa mang lại cho phụ nữ mang thai có thể kể đến như:
- Có tác dụng ổn định, duy trì, bổ sung mức chất lỏng cùng các chất điện giải: Nước dừa có chứa một lượng đường, protein (đạm) cùng natri ở mức độ vừa phải có tác dụng ổn định, duy trì, bổ sung mức chất lỏng và các chất điện giải cần thiết hàng ngày cho cơ thể bà bầu.
- Giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong thời kỳ mang thai: Trong nước dừa có chứa một hàm lượng đáng kể vitamin C góp phần thúc đẩy chức năng miễn dịch của cơ thể để chống lại sự xâm hại của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
- Giữ cân nặng ổn định: Nước dừa tươi có hàm lượng calo thấp cùng một lượng đáng kể chất xơ cùng các axit béo omega rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Là thức uống có mức calo thấp nên bà bầu cũng không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề cân nặng.
- Cải thiện hoạt động của tim mạch trong thai kỳ: Một số chất trong nước dừa có thể giúp cải thiện mức cholesterol tổng thể, giúp tim mạch hoạt động hiệu quả hơn.
- Hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn: Bà bầu thường gặp phải các vấn đề về tiêu hóa khi mang thai và uống nước dừa thường xuyên có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Nhau thai bám thấp có nên uống nước dừa?
Theo các bác sĩ, nhau thai là cơ quan liên kết giữa bào thai với thành tử cung. Trong thai kỳ, nhau thai có chức năng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, thường bám ở đáy tử cung.
Nhau thai bám thấp hiểu đơn giản là tình trạng nhau thai không bám ở đáy tử cung mà bám một phần ở đoạn dưới tử cung, nơi gần với cổ tử cung. Với trường hợp nhau thai bám thấp, do nhau thai nằm ở phía trước đường đi của thai nhi khi sinh thường nên phần lớn các trường hợp phải mổ lấy thai.
Nhau thai bám thấp là tình trạng không thể coi thường!
Đối với người mẹ, nhau thai bám thấp thường gây ra hiện tượng xuất huyết sau sinh, sản phụ có thể bị sốc do mất máu quá nhiều và thậm chí là tử vong nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Sau sinh, phần cổ tử cung thường bị hở, tạo điều kiện cho tác nhân gây hại dễ xâm nhập gây nhiễm trùng.
Đối với em bé, thai nhi có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, suy thai. Người mẹ ra huyết nhiều nên buộc bác sĩ phải mổ lấy thai sớm. Trẻ sinh non chưa đủ tháng sẽ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Nhau thai bám thấp cũng có thể khiến cho thai nhi khó xoay đầu xuống dễ gây ra tình trạng ngôi thai bất thường.
Các triệu chứng của nhau thai bám thấp thường là:
- Ra huyết không rõ nguyên nhân, không kèm theo đau bụng.
- Máu ra đỏ tươi, đông lại thành cục sau khi ra ngoài.
- Máu ra ít khi mới ra, tăng lên ở những lần sau.
- Thai phụ dễ bị ra máu khi đi lại, làm việc, khi quan hệ tình dục,…
Vậy nhau thai bám thấp có nên uống nước dừa không? Theo các bác sĩ thì bà bầu bị nhau thai bám thấp vẫn có thể uống nước dừa như bình thường để nhận được những ích lợi về sức khỏe mà thức uống này mang lại. Tuy nhiên, khi uống nước dừa, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
- Không nên uống quá nhiều nước dừa: Là thức uống tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều có thể gây phản tác dụng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu không nên uống quá 2 trái dừa/ngày và không uống liên tục trong nhiều ngày.
- Chỉ uống nước dừa tươi: Thai phụ chỉ nên uống nước dừa nguyên chất. Nước dừa cần uống ngay sau dừa được chặt. Không uống nước dừa để qua đêm.
- Hạn chế uống nước dừa vào buổi tối: Với một số người, việc uống nước dừa vào buổi tối có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
- Không uống nước dừa khi mới mang thai: Trong 3 tháng đầu khi mang thai không nên uống nước dừa vì nước dừa có tính hàn.
Cần làm gì khi bị nhau thai bám thấp?
Khi nghi ngờ có biểu hiện của nhau thai bám thấp, thai phụ cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, siêu âm thường xuyên, sau đó bác sĩ sẽ có những tư vấn, chỉ định thích hợp theo từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tuân thủ một số vấn đề sau đây:
- Hạn chế lo lắng: Lo âu, buồn chán,… là những trạng thái mà bà bầu khó tránh khỏi nếu được bác sĩ chẩn đoán nhau thai bám thấp. Tuy nhiên, các bà mẹ hoàn toàn có thể yên tâm với sự theo dõi sát sao của bác sĩ cũng như tuân thủ đúng các chỉ định điều trị, sức khỏe của em bé sẽ được đảm bảo ở mức tốt nhất.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Đối với các trường hợp nhau thai bám thấp, mẹ cần cần dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế đi lại, không làm việc nặng. Chỉ đứng và ngồi khi cảm thấy thực sự cần thiết.
- Kiêng quan hệ tình dục: Cần kiêng hoạt động tình dục khi được bác sĩ chẩn đoán nhau thai bám thấp.
- Bổ sung dinh dưỡng: Cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Một số dưỡng chất quan trọng với bà bầu bao gồm:
+ Axit Folic
Axit Folic đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai nhờ giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở bé. Viên uống bổ sung axit folic thường được bác sĩ khuyến cáo có thể kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ nhất. Cùng với đó, mẹ bầu có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic như rau chân vịt, bông cải xanh, ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa,…
+ Canxi
Đối với phụ nữ mang thai, canxi không chỉ giúp cho xương của mẹ chắc khỏe mà còn hình thành nên hệ cơ xương khớp cho bé. Nó cũng thúc đẩy hệ tuần hoàn, cơ bắp và thần kinh của cả mẹ và bé hoạt động khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu có thể bổ sung bao gồm sữa và các chế phẩm từ sữa, trái cây, ngũ cốc,…
+ Vitamin D
Để hấp thu canxi, cơ thể cần vitamin D. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra việc bổ sung đầy đủ vitamin D có thể giúp phòng ngừa bệnh tiền sản giật ở mẹ bầu. Vitamin D có thể được da tổng hợp qua ánh nắng mặt trời và một số loại thực phẩm như cá, trứng, sữa,…
+ Protein (đạm)
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng thì protein là một dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của các mô cùng các cơ quan của em bé, nhất là não bộ. Các nguồn thực phẩm giàu protein có thể kể đến là thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt,…
+ Sắt
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tăng 50% thể tích máu để nuôi dưỡng thai nhi nên mẹ bầu sẽ cần cung cấp đầy đủ chất sắt để tạo máu. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, gan động vật,…
NÊN XEM THÊM:
Trên đây là giải đáp nhau thai bám thấp có nên uống nước dừa. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần được tư vấn, hãy để lại thông tin [TẠI ĐÂY] hoặc liên hệ theo HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399.