Sau sinh 1 tháng âm đạo có mùi hôi là phát sinh nguy hại gì?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 1211

Dịch tiết âm đạo là hiện tượng bình thường của vùng kín nữ giới, ngay cả sau khi sinh. Tuy nhiên, ở một số sản phụ lại thấy xuất hiện thêm hiện tượng âm đạo có mùi hôi. Nhiều người băn khoăn rằng sau sinh 1 tháng âm đạo có mùi hôi là phát sinh nguy hại gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giải tỏa băn khoăn đó nhé!

Sau sinh 1 tháng âm đạo có mùi hôi là phát sinh nguy hại gì

Dịch tiết âm đạo sau sinh như nào là bình thường?

Sau khi sinh, chị em sẽ thấy xuất hiện hiện tượng sản dịch. Đây là dịch từ trong buồng tử cung chảy ra, có màu đỏ gần giống như máu kinh. Trong sản dịch sẽ bao gồm máu, các mô từ lớp niêm mạc tử cung và có thể có cả vi khuẩn.

Theo các chuyên gia Sản phụ khoa của Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết, màu sắc của sản dịch sẽ có sự thay đổi theo thời gian và số lượng. Tùy thuộc vào cơ địa của từng đối tượng, sản dịch sau sinh sẽ kéo dài từ 2 – 4 tuần đến gần 2 tháng rồi biến mất và màu sẽ chuyển từ màu đỏ tươi sang màu đỏ nâu tiếp đến là màu vàng hoặc màu trắng. Cụ thể như sau:

  • Từ 2 – 3 ngày đầu: lúc này sản dịch có màu đỏ sậm, xen lẫn các cục máu đông nhỏ và thường thì trong những ngày đầu mới sinh sản dịch tiết ra khá nhiều. Nguyên nhân là do nhau thai còn sót lại được đẩy ra khỏi cơ thể khi khi không cần thiết. Chính vì thế. chị em không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường không có gì đáng lo ngại.
  • Sau một tuần: khoảng thời gian này phần sản dịch sẽ chuyển sang màu nâu hồng và các vết bẩn trên miếng lót của sản phụ sẽ ngày càng nhỏ và nhạt hơn. Phần sản dịch có thể bị xen lẫn với một ít cục máu đông, kích thước bằng quả nho khô hoặc nhỏ hơn.
  • Sau ba tuần: lúc này phần sản dịch sẽ chuyển sang màu trong hoặc trắng và không còn xuất hiện máu, chứa một lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử. Đồng thời, tử cung lúc này cũng đã trở về kích thước ban đầu và những cơn co hồi tử cung cũng sắp kết thúc.
  • Sau 6 tuần: đây là giai đoạn cuối cùng xuất hiện sản dịch sau sinh. Ở một số chị em khoảng thời gian này vẫn có thể bị ra ít dịch màu nâu, hồng hoặc màu trắng vàng tuy nhiên nó chỉ xuất hiện với số lượng nhỏ hàng ngày hoặc thỉnh thoảng mới xuất hiện.

Sau sinh 1 tháng âm đạo có mùi hôi là phát sinh nguy hại gì?

Thông thường, dịch tiết âm đạo sau sinh thường có mùi tanh gần giống như hành kinh. Tuy nhiên, nếu chị em thấy xuất hiện mùi hôi hoặc mùi lạ bất thường thì chị em nên cẩn thận đề phòng. Bởi sự thay đổi về mùi này có thể là dấu hiệu báo hiệu sản phụ đang bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng bộ phận nào đó ở vùng kín.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Luyện – bác sĩ chuyên khoa II, Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện nay đang công tác ở Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết, tình trạng âm đạo có mùi hôi sẽ thường đi kèm theo một số dấu hiệu bất thường như màu sắc dịch tiết thay đổi, cảm giác khó chịu, ngứa ngáy đi kèm. Tất cả những hiện tượng này xuất hiện đều có thể xuất phát từ hai nguyên nhân chính là nguyên nhân bệnh lý hoặc nguyên nhân sinh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Sau sinh là khoảng thời gian chị em nên chăm sóc vùng kín cẩn thận. Tuy nhiên, ở một số chị em thấy âm đạo xuất hiện mùi hôi có thể do những nguyên nhân:

  • Vệ sinh không đúng cách: rất nhiều sản phụ có thói quen rửa vùng kín bằng nước nhưng lại không dùng khăn lau khô, không sử dụng dung dịch vệ sinh,… chính những điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, nấm và virus phát triển. Bên cạnh đó, thói quen mặc đồ lót bẩn, đồ lót chật chội cũng là nguyên nhân khiến âm đạo dễ bị viêm nhiễm.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: sau sinh chị em nên kiêng quan hệ tình dục, tuy nhiên vẫn có một số thai phụ bỏ ngoài tai vấn đề này và quan hệ mà không sử dụng bao cao su khiến cho phần âm đạo bị tổn thường và gây ra viêm nhiễm.
  • Nội tiết tố thay đổi: sau sinh nội tiết tố của chị em vẫn có thể bị thay đổi nhẹ làm cho nồng độ pH trong âm đạo bị thay đổi, mất đi trạng thái cân bằng vốn có của nó.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: quá trình mang thai và sinh con khiến chị em hao tổn sinh lực rất nhiều, lúc này cơ thể rất yếu, mệt mỏi và nhạy cảm với những thứ xung quanh. Thêm vào đó, hệ miễn dịch lúc này cũng suy giảm khiến cho cơ thể sản phụ khó chống lại sự tấn công của mầm bệnh.

Nguyên nhân bệnh lý

Sau sinh một tháng âm đạo có mùi hôi không phải là hiện tượng hiếm gặp. Bởi lẽ tình trạng này xuất hiện là do bộ phận sinh dục mắc một số bệnh lý nguy hại như:

  • Viêm âm đạo: đây là một căn bệnh phụ khoa mà đa số các chị em sau sinh đều gặp. Khi mắc bệnh chị em thường thấy âm đạo bị sưng, viêm, tiết nhiều dịch gây ngứa ngáy, dịch có mùi hôi khó chịu do sự tấn công của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Hầu hết, ở giai đoạn đầu, chị em thường khá chủ quan với bệnh, chỉ đến khi khí hư ra nhiều hơn, có mùi hôi tanh, tiểu buốt thì mới đi khám. Dù đây không phải là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm nhưng nếu chị em không điều trị kịp thời viêm âm đạo có thể gây ra viêm nhiễm ngược dòng làm ảnh hưởng đến buồng trứng, tử cung…. Do đó, khi thấy âm đạo xuất hiện mùi hôi và các vấn đề bất thường khác chị em nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ và chẩn đoán.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: quá trình sinh nở có thể làm cho cổ tử cung của chị em bị rách khiến các lớp biểu mô bên trong bị bong ra và dần phát triển ra bên ngoài. Khi bị loại bỏ ra bên ngoài, các tuyến này sẽ liên tục tiết dịch khiến âm đạo chị em luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu. Đặc biệt, sự xâm nhập và gây hại của nấm cũng như vi khuẩn có thể gây nên tình trạng bội nhiễm khiến khí hư chuyển sang màu vàng, có mùi hôi kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
  • Viêm cổ tử cung: đây là một trong những căn bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh nhất hiện nay. Viêm cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung bị sưng viêm, nhiễm trùng do sự tác động của nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Dấu hiệu của bệnh là tình trạng vùng kín bị ngứa ngáy kèm theo mùi hôi tanh khó chịu, khí hư ra nhiều, có màu sắc lạ, tiểu buốt, chảy máu âm đạo bất thường. Bệnh này được chia làm hai cấp độ là cấp tính và mãn tính. Ban đầu bệnh nhẹ tuy nhiên nếu không được được chữa trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ chuyển từ cấp tính sang mãn tính, tái phát nhiều lần, gây viêm loét cổ tử cung, dễ sảy thai, sinh non ở những lần mang thai tiếp theo, nguy hại hơn bệnh còn có thể là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.
  • Viêm vòi trứng: nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng vùng dưới dữ dội, rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, sốt, buồn nôn, chóng mặt, tiểu buốt,… thì rất có thể chị em đang bị viêm vòi trứng. Bệnh xuất hiện do những tổn thương và viêm nhiễm ở âm đạo gây ra nếu không điều trị kịp thời.
  • Viêm nội mạc tử cung: cụ thể sau khi mổ nếu vẫn còn sót nhau hoặc trong quá trình sinh nở các dụng cụ phẫu thuật không được vô trùng sạch sẽ hoặc ứ dịch lòng tử cung kéo dài sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm trong buồng tử cung gây nên bệnh viêm nội mạc tử cung. Khi mắc bệnh chị em thường thấy đau bụng dưới, khí hư tiết ra nhiều và có mùi hôi bất thường… Trong trường hợp bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng vùng chậu, áp xe vùng chậu, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng,… làm gia tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn, nhiều trường hợp còn đe dọa đến tính mạng.

Âm đạo sau sinh có mùi hôi phải làm sao?

Sau sinh 1 tháng âm đạo có mùi hôi tuy không quá nguy hiểm nhưng để lâu sẽ gây nên một số ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường nhật của sản phụ. Chính vì vậy, khi thấy vùng kín xuất hiện mùi lạ chị em nên đến ngay cơ sở y tế chuyên, khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.

Ngược lại nếu sản phụ chủ quan, chậm trễ điều trị sẽ khiến tình trạng ngày càng xấu đi và thậm chí đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây tổn thương sâu cho bộ phận sinh dục và sức khỏe. Do đó, các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết nếu nhận thấy âm đạo có những dấu hiệu bất thường, chị em cần nhanh chóng đi khám ngay để tránh những rủi ro không mong muốn.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Hiện nay, tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, các bác sĩ chuyên khoa đã và đang thăm khám, hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng âm đạo xuất hiện mùi hôi. Theo đó, đầu tiên bác sĩ sẽ cho chị em làm xét nghiệm dịch tiết âm đạo và một số xét nghiệm chuyên sâu khác để tìm ra nguyên nhân âm đạo có mùi hôi. Sau đó tiến hành nuôi cấy mẫu bệnh phẩm nhằm tìm và chọn ra loại thuốc tốt nhất cho bệnh nhân sử dụng mà không ảnh hưởng đến quá trình nuôi con và cho con bú. Đây chính là phương pháp áp dụng dựa trên kháng sinh đồ. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả điều trị, sản phụ còn được bác sĩ cho sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học giúp làm sạch âm đạo của chị em một cách tối đa mà không hề gây khô rát. Điểm nổi trội của phương pháp này là còn giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh và hạn chế tối đa việc bệnh tái phát.

Sau sinh, thể trạng của chị em còn rất yếu, thấu hiểu được điều đó, các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế còn kê đơn thuốc đông y cổ truyền giúp sản phụ tăng cường sức đề kháng, làm giảm đau, tiêu viêm, giảm triệu chứng, ngăn chặn tái phát.

Luôn đặt phương châm mang đến cho người bệnh sự thoải mái nhất khi ghé thăm lên hàng đầu, vì thế phòng khám đã tối giản mọi thủ tục thăm khám bệnh. Theo đó, thủ tục khám bệnh tại phòng khám diễn ra vô cùng nhanh chóng với mô hình thăm khám bệnh “1 bác sĩ – 1 y tá – 1 bệnh nhân”, thông tin cá nhân của người bệnh sẽ được bảo mật. Chi phí thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh niêm yết công khai theo quy định của Sở Y tế.

Với những thông tin được chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về vấn đề sau sinh 1 tháng âm đạo có mùi hôi là phát sinh nguy hại gì? Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...