Tìm hiểu về bệnh giang mai ở nữ giới?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 1568

  Tìm hiểu về bệnh giang mai ở nữ giới? Giang mai là một căn bệnh xã hội có khả năng lây truyền nhanh chóng qua đường tình dục với mức độ nguy hiểm chỉ sau HIV/AIDS. Các dấu hiệu của bệnh thường tiến triển phức tạp theo nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu không sớm can thiệp, bệnh có thể gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng, nhất là với phái nữ. Do đó, việc nắm bắt các thông tin về bệnh giang mai ở nữ giới là điều thiết yếu để giang mai có thể được phòng tránh và kiểm soát hiệu quả.

bệnh giang mai ở nữ giới

Để giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ nhất về bệnh giang mai ở nữ giới, bác sĩ CKI Sản Phụ khoa Trương Thị Vân – nguyên trưởng khoa sản của Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội sẽ chia sẻ rõ hơn trong bài viết sau đây.

Nếu cần được bác sĩ Vân tư vấn, bạn có thể để lại lời nhắn TẠI ĐÂY!

Giang mai là bệnh gì?

Bác sĩ Vân cho biết: Giang mai là một trong bốn căn bệnh xã hội có tỉ lệ mắc phải cao nhất hiện nay. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum. Vi khuẩn giang mai có tốc độ sinh sản khá nhanh với 15 phút phân chia một lần và có thể lây truyền nhanh chóng qua việc quan hệ tình dục với người chứa mầm bệnh.

Giang mai có thể xuất hiện ở mọi đối tương, cả nam lẫn nữ ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, nữ giới trong độ tuổi sinh sản là đối tượng dễ mắc bệnh hơn so với nam giới. Chủ yếu là do cấu tạo dạng mở của bộ phận sinh dục tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập sau vào bên trong và gây bệnh.

Các con đường lây nhiễm của bệnh giang mai

bệnh giang mai ở nữ giới

Giang mai là một bệnh lý có khả năng lây truyền nhanh chóng. Xoắn khuẩn giang mai có thể lây bệnh bằng các con đường sau đây:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng mắc bệnh.
  • Lây truyền qua đường máu, sử dụng chung bơm kim tiêm với người bị bệnh.
  • Lây truyền từ mẹ sang con bằng cách xâm nhập từ dây rốn, nước ối, nhau thai tới máu thai nhi.
  • Lây truyền qua các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.

Nhận biết bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào?

Giang mai có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 – 90 ngày. Các triệu chứng của bệnh thường phát triển theo từng giai đoạn với các biểu hiện phức tạp. Thậm chí là dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Cụ thể:

Giai đoạn 1

Tại niêm mạc bộ phận sinh dục, cụ thể là môi lớn, môi bé hoặc mép âm hộ bắt đầu xuất hiện các vết trợt nông sau khoảng 3 tuần ủ bệnh. Ngoài ra, các vệt trợt này có thể xuất hiện ở môi, miệng, lưỡi, thậm chí là âm đạo hoặc cổ tử cung rất khó nhận biết. Chúng được gọi là săng giang mai với các đặc điểm như sau:

  • Hình tròn hoặc bầu dục có giới hạn rõ ràng.
  • Màu hồng hoặc đỏ.
  • Kích thước từ 0.5 – 2cm.
  • Không có gờ nổi cao, mặt nhẵn, nền cứng.
  • Không chứa mủ, không đau hay ngứa.

Ngoài ra, sau 7 – 10 ngày khi thấy có săng giang mai, nhiều trường hợp còn bị nổi hạch ở gần vị trí chúng xuất hiện. Thường là hạch vùng bẹn, sưng to thành chùm và có một hạch to hơn hẳn trong đám hạch. Sau khoảng 3 – 6 tuần, các săng giang mai này sẽ biến mất khiến cho ngườu bệnh chủ quan và trì hoãn việc thăm khám.

Giai đoạn 2

Giai đoạn này bắt đầu sau khi săng giang xuất hiện khoảng 6 – 8 tuần. Lúc này, cơ thể bắt đầu xuất hiện rải rác các dát đỏ hồng, không nổi gờ cao, không bong vảy, khi ấn vào thì biến mất gọi là đào ban.

Các sẩn giang mai xuất hiện với nhièu hình thái đa dạng như sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm và có thể có viền vảy xung quanh dạng vẩy nến, trứng cá hoặc sẩn phì đại ở bộ phận sinh dục và hậu môn.

Các triệu chứng kèm theo khác là rụng tóc từng dám hoặc nhúm nhỏ, viêm hạch lan toả.

Do bề mặt các mảng đó có thể loét ra, chứa đầy xoắn khuẩn giang mai nên bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm cho người khác mà không cần thiết phải thông qua quan hệ tình dục.

Các ban đỏ xuất hiện trong 1 – 2 tuần rồi biến mất sau khoảng 1 – 3 tuần tiếp theo và chuẩn bị bước vào giai đoạn 3 với nhiều biểu hiện phức tạp và nguy hiểm hơn.

Giai đoạn tiềm ẩn

Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 – 3 năm. Lúc này, bệnh không hề có biểu hiện lâm sàng nào nên chỉ được phát hiện nếu được thực hiện xét nghiệm huyết thanh. Tuy nhiên, bệnh vẫn đang phát triển và xoẳn khuẩn giang mai bắt đầu tấn công sâu vào các cơ quan quan trọng của cơ thể.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn cuối đặc biệt nguy hiểm của giang mai. Giai đoạn này có thể bắt đầu sau 3 – 15 năm kể từ khi nhiễm bệnh. Khi này, xoắn khuẩn giang mai đã đi sâu vào các cơ quan phủ tạng quan trọng. Bệnh có thể biểu hiện qua 3 thể là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.

Bệnh ở giai đoạn 3 cũng ít khả năng lây nhiễm cho bạn tình bởi xoắn khuẩn không còn khu trú ở da, niêm mạc nữa và đã xâm nhập vào trong phủ tạng.

Bệnh giang mai ở nữ giới nguy hiểm như thế nào?

bệnh giang mai ở nữ giới

Giang mai ở nữ giới là một bệnh lý đặc biệt nguy hiểm. Bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh thường không rầm rộ, khó nhận biết nhưng hậu quả để lại thì vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Xoắn khuẩn giang mai gây ra các tổn thương tại mắt, hệ thống xương khớp cùng các cơ quan nội tạng quan trọng như gan, thận, dạ dày, tim mạch cùng hệ thần kinh.
  • Gây viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, rối loạn cảm , bại liệt toàn thân vô cùng nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây vô sinh – hiếm muộn.
  • Gây nhiễm trùng ối dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu.
  • Giang mai bẩm sinh có thể khiến thai nhi bị dị dạng, bị lây bệnh dẫn tới tử vong.

Hỗ trợ điều trị bệnh giang mai ở nữ giới

Do là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao nên nếu không được nhanh chóng phát hiện thì việc hỗ trợ điều trị càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh giang mai, chị em cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám kĩ càng cũng như tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp.

Khi được thăm khám, chị em sẽ được chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm mẫu dịch, xét nghiệm máu, xét nghiệm RPR và THPA hoặc xét nghiệm não tuỷ trong trường hợp bệnh tiên triển đến giai đoạn nặng.

Sau đó, căn cứ vào kết quả xét nghiệm mà các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp và hiệu quả nhất. Đặc biệt, tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, bác sĩ Vân cùng các cộng sự tại đang thực hiện hỗ trợ điều trị bệnh giang mai theo phác đồ Y TẾ XANH hướng tới những hiệu quả tích cực và đảm bảo an toàn cho người bệnh:

  • Giảm tác dụng phụ của thuốc Tây y trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng.
  • Cân bằng nội tiết tố, cân bằng độ pH của môi trường âm đạo.
  • Ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

Để đảm bảo cho hiệu quả tối ưu như vậy, phòng khám cũng luôn chú trọng vào việc đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại, tiên tiến. Cùng với đó là đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về Y tế xanh. Các dụng cụ, phòng thủ thuật cũng được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn cẩn thận trước và sau khi sử dụng. Do đó, chị em có thể hoàn toàn an tâm và lựa chọn thăm khám tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa

bệnh giang mai ở nữ giới

Bản thân chị em đều có thể tự bảo vệ bản thân cũng như người thân khỏi căn bệnh giang mai quái ác này từ những việc nhỏ nhất như:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thuỷ với một bạn tình.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân hay kim tiêm với người khác.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau mỗi lần quan hệ.
  • Chủ động cập nhập các kiến thức về giáo dục giới tính cũng như các bệnh lý nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục.
  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, tuyệt đối không tuỳ tiện chữa trị tại nhà.
  • Đặc biệt, chị em nên đều đặn đi khám phụ khoa tối thiểu 6 tháng/ lần để sớm phát hiện và tầm soát bệnh hiệu quả.

Hi vọng với những chia sẻ của bác sĩ Vân trong bài viết trên đây đã cho bạn đọc cái nhìn bao quát nhất về bệnh giang mai ở nữ giới. Nếu đang có các dấu hiệu nghi ngờ mắc phải bệnh giang mai cần được tư vấn và thăm khám, bạn có thể liên hệ với phòng khám qua tổng đài (024)38 255 599 – 0836 633 399 (miễn phí 24/7) hoặc nhấp chuột tại [Tư vấn trực tuyến] để được phản hồi sớm nhất.

 

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...