Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 2749

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là dấu hiệu rất thường gặp ở chị em phụ nữ, mùi hôi làm cho chị em rất khó chịu và mất tự tin trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong chuyện chăn gối vợ chồng, vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa thường gặp ở những bênh gì? Và cách điều trị tại nhà vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa ra sao? Bác sĩ Trương Thị Vân chuyên khoa cấp I chuyên ngành sản phụ khoa của Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội sẽ trả lời cho chị em qua bài viết dưới đây.

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa gặp trong những bệnh gì?

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là một dấu hiệu rất thường gặp, dấu hiệu đó có thể báo hiệu chị em đang mắc phải một căn bệnh nào đó, nhưng đôi khi chỉ là một dấu hiệu khá bình thường khi ngày đèn đỏ của chị em sắp tới. Vậy các bệnh gây ra dấu hiệu vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể là:

  • Viêm âm đạo ở thể nhẹ: Khi mới bị mắc viêm âm đạo thì các triệu chứng thường không rõ ràng, khởi phát đôi khi chỉ là thấy khí hư ra nhiều và có mùi hôi nhưng không thấy ngứa rát hay sưng nóng đỏ. Nhưng nếu viêm âm đạo ở thể nhẹ mà không được điều trị thì bệnh nhanh chóng chuyển thành cấp tính với các triệu chứng rầm rộ hơn như ngứa rát giữ dội vùng âm hộ âm đạo, khí hư ra nhiều với màu sắc và tính chất bất thường, dần dần sẽ chuyển sang giai đoạn mạn và khó điều trị hơn rất nhiều.
  • Mắc các bệnh xã hội: Các bệnh như sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai cũng khiến cho vùng kín của chị em xuất tiết dịch nhiều hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi, dẫn đến vùng kín có mùi hôi bất thường, các bệnh xã hội thường không gây ra ngứa rát, chính vì vậy chị em luôn coi nhẹ bệnh nên khi đi thăm khám thường ở giai đoạn nặng. Vì vậy, khi có dấu hiệu vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa thì chị em nên chú ý đi khám sớm nhất có thể.
  • Nội tiết thay đồi: Nội tiết tố hay các hormon sinh dục bị thay đổi, dẫn đến môi trường pH âm đạo thay đổi, làm cho vùng kín của chị em bị ảnh hưởng như khô hơn, nặng mùi hơn, nếu khi có sự xâm nhập của vi khuẩn thì sẽ khiến chị em bị viêm nhiễm phụ khoa và có các triệu chứng khí hư ra nhiều, mùi hôi tanh, đau tức vùng hạn vị kèm sưng nóng đỏ.

Ngoài nhưng các bệnh lý ở trên thì vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa cũng là dấu hiệu thường gặp khi chị em sắp đến ngày hành kinh vì ngày đó dịch nhầy được tiết ra nhiều hơn nên vùng kín chị em luôn trong trạng thái ẩm ướt cộng với việc mặc đồ lót quá chật nên vùng kín không được thông thoáng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, khi chị em đi tiều nhưng không vệ sinh sạch sẽ cũng khiến cho vùng kín có mùi hôi.

Cho dù là bị bệnh gì đi chăng nữa, thì khi có dấu hiệu vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa thì chị em vẫn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ điều trị. Tránh để lâu ngày dẫn đến bệnh nặng và khó điều trị hơn.

 Vùng kín có mảng bám màu trắng do đâu

  Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa

Các biến chứng khi vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa.

Vùng kín có mùi hôi là một đặc điểm của một bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa và có sự hiện diện của vi khuẩn đang sinh sôi và phát triển, nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Viêm âm đạo mạn tính: Viêm âm đạo mạn tính rất khó chữa và lây lan rất nhanh lên bộ phận cơ quan sinh dục trên.
  • Viêm cổ tử cung và tử cung: Khi vi khuẩn xấu phát triển mạnh mẽ, mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại làm cho môi trường âm đạo cũng như cổ tử cung của chị em bị thay đổi dẫn đến viêm nhiễm cổ tử cung.
  • Viêm vùng chậu và vòi trứng.
  • Ung thư cổ tử cung.
  • Vô sinh.

Cách điều trị vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa.

Việc điều trị vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa rất đơn giản, chị em có thể điều trị triệu chứng tại nhà bằng các bài thuốc dân gian dưới đây:

  • Điều trị vùng kín có mùi hôi bằng nước lá trầu không: Lá trầu không có tính sát khuẩn cao nên khi chị em rửa vùng kín bằng nước là trầu không thì cũng có tác dụng làm cho vùng kín khô thoáng hơn và bớt mùi hơn.
  • Điều trị vùng kín có mùi hôi bằng nước muồi: Nước muối có tác dụng để rửa vết thương, để sát khuẩn dụng cụ y tế… ngoài ra nước muối còn được chị em dùng vệ sinh vùng kín để làm giảm triệu chứng hôi tanh.
  • Điều trị viêm âm đạo bằng nước lá chè xanh: Trong chè xanh có hàm lượng EGCG rất cao nên có tác dụng chống lão hóa vô khuẩn rất cao, chính vì thế khi dùng nước lá chè xanh để vệ sinh vùng kín cũng rất tốt, giúp vùng kín khô thoáng và sạch sẽ, và không có mùi hôi.

Tuy nhiên, các cách rửa vùng kín tại nhà như trên chỉ có tác dụng làm giảm bớt triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị bệnh, và khi sử dụng các dung dịch trên phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, chị em không được tự ý sử dụng vì rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy khi vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa thì chị em vẫn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị tận gốc bệnh, như vậy bệnh mới khỏi triệt để.

Mong rằng với nhưng thông tin liên quan đến vấn đề vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa đã giúp chị em hiểu được đôi điều, nếu chị em còn chưa sáng tỏ vấn đề gì thì có thể nhấc máy lên và gọi tới số điện thoại (024) 38.255.599 – 083.66.33.399 hoặc gửi thư về kênh TƯ VẤN TRỰC TUYẾN để được tư vấn thêm.

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...