Uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2-3 lần

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 9977

“Uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2-3 lần do đâu” là thắc mắc của nhiều nữ giới gửi về cho các bác sĩ của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế. Để giải đáp thắc mắc này đồng thời hiểu hơn về phương pháp tránh thai bằng thuốc, bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau. Bài viết được chia sẻ từ bác sĩ Giao Thị Kim Vân với hơn 20 năm kinh nghiệm về sản phụ khoa, tư vấn kế hoạch hóa gia đình.

Tại sao uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2-3 lần?

uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2-3 lần

Thuốc tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được nhiều chị em áp dụng bởi chi phí thấp, đơn giản, dễ thực hiện lại không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc “yêu”.

Hiện nay có 2 loại thuốc tránh thai được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và đang được sử dụng phổ biến là thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp.

+ Thuốc tránh thai hàng ngày

Thuốc tránh thai hàng ngày thường chứa estrogen và progesterone (hai hormone sinh dục nữ) có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng, làm dày lớp màng nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng bơi về phía tử cung đồng thời biến đổi thành tử cung để trứng không thể làm tổ.

Ưu điểm của thuốc tránh thai hàng ngày là có thể phòng ngừa thai từ những ngày đầu dùng thuốc với hiệu quả lên tới 80-95%. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp chị em tránh được các bệnh lý khác như u lành tính của vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao thì chị em phải dùng hàng ngày tại đúng một khung giờ nhất định. Bên cạnh đó, thuốc tránh thai hàng ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, tăng cân, bứt rứt, khó chịu, nặng chân, tức nhẹ ở vú, ra máu giữa kỳ kinh, giảm mức độ và độ dài kỳ kinh, chậm kinh, mất kinh, có kinh 2-3 lần một tháng, thay đổi ham muốn tình dục, khó chịu ở mắt với người đeo kính áp tròng…

+ Thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp là phương pháp sử dụng hormone hoặc thuốc ngăn chặn mang thai, hoạt động bằng cách trì hoãn việc phóng trứng hoặc rụng trứng, ngăn chặn sự thụ thai trong vòng 24-72 giờ sau khi quan hệ tình dục không an toàn với hiệu quả lên tới 98-99%. Uống càng sớm, khả năng tránh thai càng cao.

Cũng tương tự như thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chảy máu âm đạo không đều, người mệt mỏi, xuất hiện nhiều mụn, nám, tàng nhang, ửng đỏ, sạm da, rối loạn kinh nguyệt. Đó là lý do vì sao mà sau khi uống xong, một số nữ giới nói rằng: “mình bị có kinh 2-3 lần một tháng”.

Thuốc tránh thai khẩn cấp không được dùng quá 2 lần trong một tháng. Nếu dùng quá số lần quy định, nữ giới có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như tắc ống dẫn trứng, khó rụng trứng, vô sinh, rối loạn cảm xúc, giảm ham muốn tình dục. Vì vậy, nữ giới cần chú ý thật kỹ khi sử dụng loại thuốc này.

Các giải pháp an toàn thay thế thuốc tránh thai

Giải pháp thay thế thuốc tránh thai

Nếu chu kỳ kinh nguyệt dễ bị ảnh hưởng do uống thuốc tránh thai thì chị em nên xem xét một phương pháp khác, có thể là đặt vòng tránh thai.

Đặt vòng tránh thai ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi:

• Khả năng ngừa thai gần như tuyệt đối (98-99%)

• Hiệu quả nhanh chóng: Phát huy ngay sau khi đặt vòng

• Hiệu quả lâu dài: Hiệu quả kéo dài 3-10 năm

• Thủ thuật đơn giản, nhanh chóng

• Tiết kiệm chi phí

• Có thể tháo vòng bất cứ lúc nào khi muốn mang thai trở lại

• Phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả đang cho con bú

Khi đưa vòng tránh thai vào buồng tử cung sẽ khiến cơ thể nữ giới thay đổi môi trường nội mạc tử cung,tăng tiết prostaglandin, ngăn cản trứng và tinh trùng gặp nhau, ngăn trứng làm tổ trong tử cung.

Ngoài tác dụng ngừa thai, vòng tránh thai còn giúp nữ giới giảm lượng máu kinh mất đi, giảm đau bụng kinh, giảm nguy cơ hoặc làm chậm sự phát triển của u xơ tử cung do tác dụng của hormone progesterone. Bên cạnh đó, chị em cũng không phải lo chuẩn bị bao cao su hay uống thuốc tránh thai đều đặn trước khi quan hệ và cũng không bị giảm ham muốn, khoái cảm tình dục.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vòng tránh thai mà chị em có thể lựa chọn như:

• Vòng tránh thai có tính trơ

• Vòng tránh thai hoạt tính

• Vòng tránh thai hình chữ T chất đồng

• Vòng tránh thai chữ V bằng silastic, chất đồng

• Vòng tránh thai nhiều phụ tải, chất đồng

• Vòng tránh thai kim loại đơn thuần

• Vòng tránh thai hoạt tính chữ Y

Mỗi loại vòng có ưu nhược điểm riêng cùng chi phí và khả năng ngừa thai khác nhau. Để được tư vấn và đặt vòng phù hợp nhất, chị em có thể tới phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế tại địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

Phòng khám phát triển theo mô hình “bệnh viện khách sạn” với dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáp cùng cơ sở vật chất hiện đại. Bên cạnh đó, phòng khám còn quy tụ rất nhiều y bác sĩ giỏi, ưu tú, đầu ngành từ khắp các trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô như bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế, bác sĩ Hà Thị Huệ, bác sĩ Giao Thị Kim Vân, bác sĩ Nguyễn Thị Luyện…

Nhấp chuột [tại đây] hoặc gọi tới đường dây nóng (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được tư vấn thêm.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết tại sao uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2-3 lần đồng thời có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...