Ăn bơ có bị mất sữa không? Ăn quả bơ có nóng không?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 988

Quả bơ được mệnh danh là “siêu thực phẩm” bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cùng vô số lợi ích tuyệt vời dành cho sức khỏe. Loại quả này còn có thể chế biến thành nhiều món ngon, gây nghiện. Tuy nhiên, ăn bơ có bị mất sữa không? Ăn quả bơ có nóng không? Làm sao để ăn bơ đúng đúng cách? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chia sẻ cụ thể trong bài viết sau.

Ăn bơ có bị mất sữa không và ăn quả bơ có nóng không

Ăn quả bơ có tốt không?

Cây bơ được người Pháp mang tới nước ta trồng từ những năm 1940, chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như Đồng Nai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Vũng Tàu. Do hợp với khí hậu Việt Nam nên bơ cho sản lượng và năng suất cao. Hiện nay, nước ta cũng phát triển được khá nhiều giống bơ cho mọi người lựa chọn như bơ sáp, bơ Hass, bơ Booth, bơ Tứ Quý, bơ Dài, bơ Red, bơ Ba Tư…

Bơ chủ yếu ra trái vào mùa hè với thành phần dinh dưỡng cao mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da như:

  • Phòng ngừa ung thư: Bơ giàu chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể giảm thiểu tác hại của các gốc tự do đến tế bào khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa ung thư. Một số nghiên cứu còn cho thấy, ăn bơ khi bị ung thư còn giúp việc hỗ trợ điều trị trở nên tích cực hơn.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ đường ruột: Chất xơ dồi dào trong bơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất đồng thời làm mềm phân, tăng khối lượng phân,
  • Chắc khỏe xương: Boron trong bơ sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng chuyển hóa canxi từ đó giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương, gãy xương, giảm đau nhức xương, đặc biệt ở người lớn tuổi.
  • Cải thiện tim mạch: Bơ chứa hàm lượng lớn Kali giúp cân bằng chất điện giải và nước trong cơ thể, đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của tim mạch. Chất này cùng chất axi oleic còn góp phần làm giảm huyết áp, giúp bệnh nhân bị cao huyết áp ngăn ngừa cơn đau tim hay biến chứng đột quỵ, giảm mỡ máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Phòng ngừa các bệnh về mắt: Ngoài chất chống oxy hóa, bơ còn chứa chất carotenoids lutein giúp ngăn ngừa bệnh thái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể ở người già. Vitamin A trong bơ còn giúp mắt sáng hơn.
  • Giảm triệu chứng bệnh vẩy nến: Vảy nến là căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại có thể giảm bớt triệu chứng khó chịu thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt. Thường xuyên ăn bơ sẽ cung cấp lượng lớn vitamin B12 cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa tình trạng bong tróc da, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, nhanh lành tổn thương, rất tốt cho những người đang mắc bệnh vẩy nến.
  • Cải thiện chức năng sinh lý cho nam giới: Bơ chứa vitamin E, axit oleic và kali rất tốt cho nam giới bởi khả năng co giãn cơ, kích thích lưu thông máu tới “cậu nhỏ”, giúp “cậu nhỏ” duy trì phong độ và khả năng lâm trận, ngăn ngừa yếu sinh lý, xuất tinh sớm.
  • Phòng ngừa bệnh tiểu đường: Axit oleic trong bơ giúp cơ thể chống lại tình trạng rối loạn mỡ máu, giảm hiện tượng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2.
  • Làm đẹp da: Bơ giàu chất chống oxy hóa, axit oleic, vitamin C, vitamin E và polyhydroxylated giúp cơ thể chậm quá trình lão hóa da, ngăn ngừa sự gia tăng sắc tố da gây nám, tàn nhang, đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào mới. Bên cạnh đó, ăn bơ còn giúp bạn hỗ trợ điều trị mụn, nhanh lành tổn thương do mụn gây ra, cải thiện sức đề kháng cho da, giúp da luôn mềm mại, mịn màng, xóa mờ các nếp nhăn.

Đối với mẹ bầu, ăn bơ có thể giúp mẹ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ, kiểm soát cân nặng, chống rạn da đồng thời ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi, kích thích bé phát triển trí não ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Đối với trẻ em, ăn bơ giúp trẻ cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh vặt, tăng cân đều đặn, khỏe mạnh, phát triển trí thông minh, bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, hạn chế tình trạng viêm da, hăm tã, tẩy trừ các chất bị đường ruột phân hủy và giữ hơi thở cho trẻ luôn thơm tho.

Ăn quả bơ có bị mất sữa không?

Sau sinh, cơ thể mẹ khá nhạy cảm, hệ tiêu hóa vẫn còn yếu. Những dưỡng chất trong bơ sẽ giảm quá trình tiết sữa của mẹ đồng thời khiến bé bú mẹ bị khó chịu ở dạ dày, ọc ạch, đầy bụng, thậm chí nếu bé quá mẫn cảm có thể bị nôn mửa, phản ứng trên da. Nếu ăn nhiều bơ, mẹ còn dễ bị sưng lưỡi, ngứa trong khoang miệng.

Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn muốn ăn thì có thể ăn 2 thìa cà phê bơ mỗi ngày đồng thời chú ý không ăn bơ liên tục trong thời gian dài để tránh gặp các vấn đề trên.

Với thắc mắc ăn bơ có bị mất sữa không của bạn, chuyên gia có lời khuyên nên hạn chế

Bạn có thể xem thêm: Ăn bí đao có mất sữa không ?

Ăn quả bơ có nóng không?

Ăn bơ nóng hay mát là thắc mắc của nhiều người vì sợ nóng trong, nổi mụn, khó ngủ, ảnh hưởng tới làn da kèm theo những khó chịu trong cơ thể.

Có một nguyên lý mà bạn cần nhớ là “Thức ăn hay thực phẩm càng bổ thì càng nóng” và quả bơ cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự trở thành vấn đề khi bạn ăn quá nhiều bơ trong một lúc hoặc bạn bị dị ứng với một số thành phần của bơ.

Nếu bạn ăn bơ đậm đặc, hoàn toàn không có đá hay pha thêm các thứ khác thì khoảng 10 – 15 phút sau là bạn sẽ thấy cơ thể hoặc dạ dày trở nên nóng hơn hoặc bị ợ nóng.

Bạn có thể xem thêm:

Ăn quả bơ đúng cách

Khi ăn bơ, bạn cần chú ý:

  • Ăn những quả bơ vừa chín tới, không ăn bơ xanh hoặc có biểu hiện hư hỏng.
  • Nên ăn cả phần xanh đậm ở sát vỏ vì dinh dưỡng thường tập trung tại đó.
  • Ăn tối đa 1 quả bơ mỗi ngày với người trưởng thành. Ăn tối đa 1 – 2 thìa nhỏ bơ với các bé 6 – 7 tháng tuổi rồi tăng dần lượng bơi theo độ tuổi của bé. Ăn quá nhiều có thể gây thừa chất, khó tiêu, đầy bụng, dị ứng, buồn nôn, tổn thương gan…
  • Ăn ngay sau khi bổ vì để càng lâu càng mất dinh dưỡng và hương vị của bơ.
  • Bảo quản bơ trong tủ lạnh và cố gắng dùng hết trong vòng 1 – 2 ngày.
  • Nên ăn bơ sau bữa sáng 1 – 2h để hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng trong bơ.

Cách chọn bơ ngon, chín tự nhiên

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại bơ nhưng nếu không biết cách chọn lựa thì bạn rất dễ mua phải bơ đã phun thuốc, ăn vào vừa dễ đau bụng, ngộ độc vừa ảnh hưởng tới sức khỏe. Để lựa chọn bơ ngon, chín tự nhiên, không dùng thuốc thì bạn cần dựa vào những đặc điểm sau:

  • Bơ cầm chắc tay, bóp nhẹ thấy hơi mềm, vỏ ngoài căng bóng, hơi sần sùi, chín dần về phía đuôi (bơ phun thuốc thường chín đều).
  • Nếu muốn ăn bơ béo ngậy, bạn nên chọn những quả có vỏ chín mà vẫn giữ nguyên được màu xanh sáng bóng xen lẫn vài điểm vàng.
  • Những quả bơ thuôn dài, khi chín vỏ chuyển sang màu tím thường có nhiều xơ.
  • Không mua quả mềm nhũn vì dễ nẫu ruột bên trong.
  • Cầm bơ lắc nhẹ, nếu nghe rõ tiếng hạt lăn bên trong thì chứng tỏ thịt quả mỏng, hột to, không ngon. Còn nếu lắc không nghe thấy tiếng hạt bên trong thì chứng tỏ thịt quả dày, hột có thể bé hơn, bơ ngon hơn.
  • Cuống quả bơ chín tự nhiên thường chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu sẫm, mềm còn nếu quả đã chín mà cuống vẫn xanh thì chứng tỏ bơ đã được ngâm hóa chất.
  • Bơ ngâm hóa chất ăn thường có vị đắng, nhạt, không béo ngậy.

Những món ăn, đồ uống với bơ mà bạn có thể thử

Đây là những món ăn, đồ uống với bơ được nhiều người ưa chuộng mà bạn có thể thử:

  • Sinh tố bơ: Chuẩn bị bơ chín, sữa tươi, sữa đặc, đường và đá bào (hoặc đá viên loại nhỏ). Dùng dao cắt đôi quả bơ, bỏ hạt, bỏ vỏ rồi cắt thịt bơ thành từng miếng nhỏ khoảng 2 cm. Rắc chút đường lên bơ rồi chờ khoảng 30 phút thì cho bơ, sữa tươi, sữa đặc, đá viên vào máy xay sinh tố. Xay đến khi sánh min là xong. Cứ thế cho sinh tố vào cốc và thưởng thức.
  • Kem bơ: Chuẩn bị bơ chín, nước cốt dừa, sữa tươi, sữa đặc, whipping cream, đường. Bơ lột vỏ, bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố. Cho thêm 3 muỗng canh nước cốt dừa, 150ml sữa tươi, ½ hộp sữa đặc rồi xay nhuyễn mịn. Đánh bông 200ml whipping cream với 1 muỗng canh đường rồi cho cho hỗn hợp bơ vào quấy đều. Cho kem vào hộp, bỏ vào ngăn đá tủ lạnh ít nhất 8 tiếng là có thể dùng được.

Ngoài ra, bạn có thể làm bơ dầm mật ong, bánh mì nướng phomai phết bơ dầm, bơ lăn bột chiên xù, salad bơ rau củ, thịt xông khói cuộn bơ nướng…

Những người nên tránh hoặc hạn chế ăn bơ

Bơ là loại quả dinh dưỡng, hữu ích với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

  • + Người bị dị ứng với thành phần trong bơ

Những người có cơ địa nhạy cảm thường có nguy cơ cao bị dị ứng khi ăn bơ. Do đó, nếu sau khi ăn bạn bị buồn nôn, da bị nổi mẩn ngứa, đau đầu, khó thở, chóng mặt… thì tốt nhất là nên hạn chế ăn loại quả này, kể cả là bơ tươi hay đã qua chế biến.

  • + Người đang bị bệnh, đặc biệt là bệnh đường ruột

Bơ chứa quá nhiều chất dinh dưỡng không thích hợp với những người bị đau yếu, đặc biệt là đang gặp vấn đề đường ruột. Nếu muốn thì có thể ăn ½ quả bơ mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều vì dễ gây khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.

  • + Người có vấn đề về gan

Bơ chứa nhiều collagen nên nếu không được tiêu hóa hết sẽ tích tụ trong gan, gây tổn thương gan. Do đó, người có vấn đề về gan nên tránh xa loại quả này.

  • + Người đang bị béo phì hoặc đang ăn kiêng

Bơ chứa nhiều chất béo, không tốt cho người bị béo phì hay cần giảm cân. Nếu ăn nhiều, bạn có thể bị tăng cân mất kiểm soát.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết ăn bơ có bị mất sữa không, ăn quả bơ có nóng không, nên ăn bơ như thế nào cho đúng, hấp thụ tối đa dinh dưỡng. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan đến loại quả này, bạn có thể nhấp chuột [tại đây] để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn thêm (hoàn toàn miễn phí).

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...