Mít kỵ với gì?

Đăng bởi: Đinh Thị Quỳnh Huế Lượt xem: 1175

Mít là loại trái cây phổ biến, quen thuộc với người Việt Nam. Mít được nhiều người yêu thích bởi mùi thơm đặc trưng và vị ngọt dễ ăn. Tuy nhiên, nếu ăn mít sai cách hoặc kết hợp mít với những thực phẩm kỵ khác có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng các chuyên gia phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế giải đáp mít kỵ với gì qua nội dung bài viết sau đây.

Thành phần của mít

Thành phần của mít

Mít là một loại trái cây được trồng ở các vùng nhiệt đới trên thế giới, nó có nguồn gốc tử Nam Ấn Độ. Vỏ ngoài của mít nhọn màu xanh hoặc vàng. Đây là một trong những loại quả có kích thước lớn, trọng lượng có thể lên đến 35kg.

Trong 165g mít cung cấp khoảng 155 calo, trong đó 92% lượng calo đến từ carbs, phần còn lại là từ protein và lượng nhỏ chất béo. Mít cũng chứa một số loại vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho cơ thể.

Giống với nhiều loại trái cây khác, mít giàu chất xơ, ít chất béo và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trong 100g mít chỉ chứa 95 calo cùng các dưỡng chất:

  • Chất đạm: 2g
  • Chất béo: 0.6g
  • Chất xơ: 3g
  • Protein: 3g
  • Vitamin A: 110mg
  • Vitamin B1: 105mg
  • Vitamin C: 13.7mg
  • Vitamin B6: 0.329mg

Ngoài ra, mít chứa riboflavin 11% nhu cầu cần thiết cho cơ thể, cùng các khoáng chất có lợi khác như kali, niacin, photpho, magie.

Các chuyên gia cho biết, mít chứa các chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật như flavonoid và lignans có khả năng chống viêm, Sự kết hợp của kali, chất xơ và chất chống oxy hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

Trong y học dân gian, mít được sử dụng nhờ đặc tính khác khuẩn và kháng nấm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh về giá trị y học của mít. Vì vậy, không nên tự ý sử dụng mít để điều trị các vấn đề về sức khỏe.

Như vậy, với những thành phần dinh dưỡng trên thì mít là loại quả lành mạnh, cung cấp lượng lớn calo vừa đủ, nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể.

Tác dụng của mít đối với sức khỏe

Mít không chỉ thơm ngon mà nó còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết, cụ thể:

+ Kiểm soát đường huyết

Mít có chỉ số đường huyết thực phẩm khá thấp. Đây là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường.

Nhờ khả năng cung cấp lượng chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Thêm vào đó, mít còn cung cấp một số protein có thể giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau bữa ăn.

Bên cạnh đó, mít chứa nhiều canxi không chỉ có lợi cho xương mà còn giúp cơ thể ngăn ngừa và chống lại các chứng tắc nghẽn mạch máu.

+ Tăng cường hệ miễn dịch

Trong mít có chứa lượng lớn vitamin C, và vitamin A. Đây là 2 loại vitamin hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và rất tốt cho việc giảm nguy cơ nhiễm virus.

Vitamin A và vitamin C có trong mít cũng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh mãn tính.

+ Phòng chống bệnh ung thư

Vì mít chứa hoạt chất isoflavones, saponis, lignans nên nó được xem là một trong các loại quả giúp chống ung thư rất tốt.

Trong đó, lignans là hoạt chất hóa học tương tự như estrogen hoạt động bằng cách chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi những tác hại của các gốc tự do.

Isoflavones có tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú ung thư tuyến tiền liệt. Thành phần saponin có khả năng kích thích tế bào bạch cầu hoạt động mạnh mẽ, ức chế quá trình tăng sinh của những tế bào ác tính và tiêu diệt chúng.

+ Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Mít chứa nhiều vitamin C và một số chất có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn nên nếu ăn mít đúng cách có thể giúp cải thiện một số vấn đề về tiêu hóa, giúp dạ dày nhanh làm vết thương.

Lượng chất xơ cao nên mít là loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm thiểu và phòng ngừa bệnh táo bón cùng nhiều bệnh về đường ruột khác.

+ Duy trì sức khỏe cho mắt và da

Thành phần vitamin A có trong mít cao nên mít có tác dụng ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, rất tốt cho đôi mắt. Ngoài ra, mít còn giúp chống lão hóa da, căng khỏe hơn.

+ Hỗ trợ giảm cân 

Nhiều người băn khoăn không biết ăn mít có béo không vì vị ngọt trong mít cùng lượng calo khá cao. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, mít không có chất béo và giàu chất xơ nên đây luôn được xem như một loại quả tốt cho người muốn giảm cân, ăn kiêng.

Chất xơ trong mít giúp tạo cảm giác no lâu, nhờ đó mà giảm được cảm giác thèm ăn dẫn đến ăn quá nhiều.

+ Bổ sung năng lượng

Mít tạo ra nguồn năng lượng lớn cho cơ thể nhờ chứa lượng đường sucrose và fructose tự nhiên. Chính vì vậy, mà các vận động viên thường ăn mít sau khi tham gia các cuộc thi đấu để thao để nhanh chóng hồi phục cơ thể và bổ sung năng lượng tức thì.

Ăn mít chứa chất sắt giúp bổ sung máu và ngăn ngừa bệnh rối loạn đông máu và thiếu máu hiệu quả.

+ Hỗ trợ xương chắc khỏe

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra những người tiêu thụ thực phẩm giàu potassium, và magie thường có mật độ xương cao hơn và chắc khỏe hơn so với bình thường. Mít là loại quả chứa nhiều potassium và magie nên rất tốt cho sức khỏe xương khớp.

+ Tốt cho tuyến giáp

Mít chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đồng. Trong mít chứa một lượng đồng cùng các khoáng chất khác giúp ngăn ngừa một số vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ.

Việc ăn mít điều độ, đúng cách có khả năng giúp cơ thể tăng sản xuất và hấp thụ hormone. Từ đó tránh được sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng những người thường xuyên ăn mít sẽ có tuyến giáp khỏe mạnh hơn những người không thường xuyên ăn.

+ Tốt cho sức khỏe tim mạch

Mít là loại trái cây tốt cho tim mạch vì chứa hàm lượng vitamin B6 cao. Lượng vitamin B6 dồi dào sẽ giúp homocystein trong máu giảm, đây là một yếu tố giúp giảm bệnh xơ cứng động mạch.

Nhờ hàm lượng kali và chất xơ cao, mít có tác động tích cực đối với sức khỏe tim mạch. Theo các chuyên gia cho biết, kali có khả năng làm giảm áp lực mà muỗi gây ra lên động mạch còn chất xơ làm giảm mức cholesterol trong máu.

+ Kích thích tuyến sữa

Một trong những tác dụng của mít được nhiều chị em biết đến là kích thích tuyến sữa sau sinh. Chị em nên ăn mít non hoặc sử dụng lá mít vì theo Đông Y, mít non có tác dụng bổ tỳ, thông tuyến sữa tốt hơn mít chín. Phụ nữ gầy yếu, ít sữa sau sinh nên thường xuyên ăn các món ăn từ mít non để tăng cường lượng sữa.

Mít kỵ với gì

Mít kỵ với gì? Không nên ăn mít với gì?

Mặc dù mít có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không ít người băn khoăn không biết mít kỵ với gì.

Trên thực tế, vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể hay các trường hợp nào được ghi nhận là mít khi ăn cùng các loại trái cây khác gây ngộ độc.

Trường hợp có thể gặp khi ăn mít chỉ là biểu hiện nóng trong, khó tiêu bì mít là loại quả dễ gây đầy bụng khó tiêu khi ăn nhiều.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên kết hợp mít cùng những thực phẩm sau:

  • Coca: Mít chứa một lượng dưỡng chất tốt cho dạ dày còn coca chứa nhiều C02 nên khi kết hợp chúng với nhau sẽ không tốt cho sức khỏe.
  • Mật ong: Kết hợp mít với mật ong có thể gây nóng trong.
  • Thịt vịt: Thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn và tính hàn có tác dụng tư âm dưỡng vị lợi tiểu. Tuy nhiên mít lại có tính nóng nên khi kết hợp với nhau sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, tiêu chảy.
  • Xoài: Xoài là loại quả không thích hợp ăn cùng những thực phẩm cay nóng. Trong khi mít lại có tính nóng nên nếu ăn nhiều sẽ gây hại thận.
  • Sữa chua: Món sữa chua mít được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mít chứa nhiều dưỡng chất khi kết hợp với sữa chua sẽ tạo cảm giác đầy bụng, khó tiêu đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
  • Thịt chó: Cả mít bà thịt chó đều có tính nóng nên khi kết hợp với nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, tích nhiệt khó tiêu, tả lỵ.
  • Hải sản: Mít giàu vitamin C vì vậy các chuyên gia khuyên không nên kết hợp kít với hải sản vì chúng có thể sinh ra asen trioxide nguy hiểm tới tính mạng.
  • Nước dừa: Mít có tính nóng còn nước dừa có tính hàn nên khi ăn mít uống nước dừa có thể gây rối loạn tiêu hóa cùng nhiều vấn đề về dạ dày khác.
  • Vải: Ăn mít với vải có thể sinh ra mụn do tính nóng của 2 loại quả này.
  • Sữa tươi: 80% protein trong sữa tươi là casein. Khi uống sữa cùng mít sẽ khiến lượng casein bị kết tủa trong cơ thể khó tiêu hóa và hấp thụ, thậm chí còn có thể tiêu chảy.
  • Nước chè: Cả chè và mít đều chứa nhiều đường nên khi dùng chung sẽ làm tăng lượng đường trong máu và có nguy cơ tiểu đường cùng nhiều vấn đề về sức khỏe.
  • Bò húc: Có thể ăn mít uống bò húc nhưng nên tránh uống quá nhiều vì nó gây hại cho tim mạch, thận và có thể dẫn đến đột quỵ.

Những ai không nên ăn mít?

Không phải ai cũng có thể ăn mít, ngoài việc mít kỵ với gì thì ai không nên ăn mít cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, cụ thể những người không nên ăn mít:

  • Người bị đầy bụng, khó tiêu: Ăn mít sẽ khiến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn bởi hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao.
  • Thừa cân, béo phì: Mít chứa nhiều đường nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình giảm cân.
  • Người bị gan nhiễm mỡ: Loại quả này chứa nhiều đường dễ gây nóng trong người vè không tốt cho gan.
  • Người bệnh tiểu đường: Mía chứa đường fructose và đường glucose khi ăn sẽ hấp thu ngay vào cơ thể dẫn đến khó kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Người bệnh suy thận mãn tính: Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh ăn nhiều các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.
  • Người bị suy nhược cơ thể: Người có sức khỏe suy yếu ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, có nguy cơ cao huyết áp.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc mít kỵ với gì. Để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về chế độ dinh dưỡng và sức khỏe hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY]. 

Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế
Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa. Từng là Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ - kế hoạch hóa gia đình”; Trưởng khoa nam học - vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình.