Có bầu bao nhiêu tuần thì sinh?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 413

Phụ nữ mang thai ở những tuần cuối của thai kỳ ngoài cảm giác háo hức chào đón bé sắp chào đời thì cũng có những lo lắng, hồi hộp nhất định. Có bầu bao nhiêu tuần thì sinh là thắc mắc của không ít chị em. Ước tính được tuần giúp cho gia đình có sự chuẩn bị tốt nhất cho cả mẹ và bé. Cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu về vấn đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Cách tính tuần tuổi thai

Cách tính tuần tuổi thai

Ngày dự sinh hoặc tuổi của thai nhi mà bác sĩ đưa ra có thể khác so với tính toán ban đầu của bạn, đó là do cách tính tuần tuổi thai của bạn chưa chính xác. Để biết được có bầu bao nhiêu tuần thì sinh hãy cùng tìm hiểu các cách tính tuần tuổi thai chính xác và dễ dàng cho chị em.

+ Dựa theo chu kỳ kinh nguyệt.

Tuần thai được tính theo kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Như vậy tuần mang thai đầu tiên sẽ là ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Đối với trường hợp chị em không nhớ được ngày rụng trứng và không xác định được ngày thụ tinh thì có thể ước tính tuần tuổi thai qua ngày đầu của kỳ kinh cuối. Tuy nhiên cách tính tuần thai này sẽ bị lệch 2 tuần so với cách tính theo ngày quan hệ.

+ Dựa theo ngày quan hệ và ngày rụng trứng

Tinh trùng chỉ được thụ tinh thành công ngay vào ngày rụng trứng của chị em. Thông thường tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ 5 ngày nhưng trứng khi đã rụng chỉ sống được 1 ngày. Thai nhi phát triển trong tử cung khoảng 266 ngày kể từ khi thụ thai. Như vậy nếu vào ngày rụng trứng có quan hệ tình dục thì ngày thụ thai sẽ trong vòng 1 ngày sau đó.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ chính xác đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều và có thể tính đúng ngày quan hệ và ngày rụng trứng.

+ Dựa theo kết quả siêu âm

Siêu âm là cách tính chính xác nhất tuần tuổi của thai nhi. Khi mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ khi chị em siêu âm có thể biết được tuổi thai dựa trên phép đo về túi thai và thai nhi. Các bác sĩ tiến hành đo chiều dài đầu mông của thai để có thể tính ra tuổi và ngày dự sinh cho mẹ trong 7 đến 9 tuần đầu khi mang thai. Thai nhi càng lớn thì độ sai lệch về ngày dự sinh sẽ càng cao vì vậy chị em nên tiến hành siêu âm, kiểm tra sớm nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Các giai đoạn của thai kỳ

Thông thường khi mang thai chị em sẽ trải qua 9 tháng, các giai đoạn của thai kỳ được chi ra làm 3 tam cá nguyệt:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: đây là giai đoạn bắt đầu từ ngày thụ thai đến ngày cuối cùng của tuần thứ 13, khoảng 3 tháng đầu mang thai. Giai đoạn này thường bắt đầu cảm giác ốm nghén và các hormone trong cơ thể thay đổi khiến mẹ bầu mệt mỏi.
  • Tam cá nguyệt thứ 2: diễn ra từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 27, 3 tháng tiếp theo của thai kỳ. Đây là giai đoạn chị em đã dần ổn định sức khỏe, bớt mệt mỏi và ốm nghén hơn, bụng bắt đầu to dần. Thời gian này mẹ bầu có thể tập thể dục nhẹ nhàng và bổ sung dưỡng chất tăng cường sức khỏe.
  • Tam cá nguyệt thứ 3: giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ từ tuần thứ 28 đến khi chuyển dạ. Thời điểm này mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi trở lại. Cần bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể để giúp bé được phát triển khỏe mạnh.

Có bầu bao nhiêu tuần thì sinh

Có bầu bao nhiêu tuần thì sinh?

Tuần sinh dự kiến có thể thay đổi tùy vào cơ địa của tường người cũng như sức khỏe và tình trạng thai nhi hoặc tác động tâm lý bên ngoài. Theo như các bác sĩ thai kỳ từ tuần thứ 37 đến tuần 42, tuần thai trung bình là 40 tuần. Tuy nhiên nhiều trường hợp có thể sinh sớm hơn hoặc muộn hơn tuần dự sinh 1 đến 2 tuần.

Trường hợp sinh ở tuần 37 được coi là tình trạng sinh non, trước tuần thứ 28 mà sinh thì được coi là thiếu tháng. Thai nhi sinh trên 38 tuần được coi là đã trưởng thành và sinh từ 40 tuần sẽ có sự hoàn thiện và phát triển các cơ quan như phổi, não và đạt được trọng lượng sơ sinh khỏe mạnh. Tuy nhiên trẻ sinh ở tuần thứ 41 trở lên được xem là già tháng và có nguy cơ gặp những biến chứng về sức khỏe. Mẹ bầu phải kiên nhẫn vì các cơn co chuyển dạ trước tuần thứ 39 có thể gây ra những rủi ro ngắn hạn và dài hạn cho bé. Mỗi lần mang thai sẽ có sự khác nhau, cùng 1 cơ thể mẹ nhưng có những thai nhi sẽ sinh sớm hoặc sinh muộn tùy vào những yếu tố bên ngoài và sức khỏe của thai phụ.

Các yếu tố có thể tác động, ảnh hưởng đến ngày dự sinh như tâm lý, sức khỏe, sự kích thích, tác động bên ngoài,… Trường hợp sinh con đầu lòng có thể sinh sớm hơn ngày dự sinh 1 tuần đến 10 ngày là bình thường.

Ngày dự sinh của bé được tính bằng cách cộng thêm 40 tuần tương đương với 280 ngày từ ngày đầu của kỳ kinh cuối. Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều và tính được chính xác ngày đầu của kỳ kinh cuối mới có thể tính được sự rụng trứng và ngày thụ thai. Như vậy có thể tính được ngày dự sinh của bé từ 48 đến 40 tuần.

Trẻ sinh từ tuần 20 đến tuần 25 vẫn có cơ hội sống mà không bị ảnh hưởng đến sự phát triển thần sinh, còn đối với trẻ sinh trước tuần 23 thì khả năng sống cực kỳ thấp. Tuy đã có những tiến bộ y học giúp hỗ trợ sự phát triển của cơ quan cho đến sức khỏe thai nhi cho những trường hợp sinh non nhưng mẹ và bé vẫn phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và biến chứng phát sinh. Một trong những rủi ro thường gặp khi sinh non là sự phát triển phổi của bé chưa hoàn thiện. Tuy nhiên nếu mẹ chuyển dạ sớm hoặc bác sĩ nhận thấy những cơn chuyển dạ thì mẹ cần sinh trước 39 tuần để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Những dấu hiệu chuyển dạ sớm

Vào tam cá nguyệt thứ 3 và gần ngày dự sinh mẹ bầu nên chú ý đến những dấu hiệu chuyển dạ để có thể kịp thời đến bệnh viện và sẵn sàng đón em bé chào đời.

+ Bụng tụt xuống dưới nhiều

Trước vài tuần khi sinh, thai nhi sẽ chuyển xuống phía bụng dưới trong khung xương chậu, cảm giác khung xương chậu nặng nề, cản trở việc đi lại của chị em, đi tiểu nhiều lần. Thời điểm này mẹ bầu sẽ cảm thấy hô hấp dễ dàng hơn vì không bị chiếm không gian phổi, giảm áp lực thai lên lồng ngực và tình trạng trào ngược cũng được cải thiện.

+ Tiết dịch âm đạo nhiều.

Mẹ bầu sẽ thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều, có thể là dịch hồng vài ngày hoặc vài tuần trước đó. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở cổ tử cung và dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ bầu nên lưu ý. Dịch âm đạo trước vài ngày khi sinh sẽ đặc và nhiều hơn do nút nhầy giúp bịt kín cổ tử cung để ngăn viêm nhiễm bong ra trong tử cung. Khi nút nhầy này bong ra một vài trường hợp có thể lẫn với một ít máu, đây được gọi là máu báo sắp sinh. Tuy nhiên nếu chưa có những cơn co thắt và tử cung chưa mở được 3 đến 4cm thì có thể chờ thêm một vài ngày nữa và theo dõi cũng như kiểm tra thêm những dấu hiệu chuyển dạ khác.

+ Chuột rút và đau lưng nhiều

Tình trạng chuột rút và đau hai bên háng, phần lưng nhiều hơn là biểu hiện thường gặp khi sắp sinh. Các khớp vùng xương chậu và tử cung của mẹ bầu bị kéo ra để chuẩn bị chào đón em bé khiến cảm giác nhức mỏi và đau lưng càng rõ hơn. Hormone relaxin giúp dây chằng của mẹ bầu mềm và giãn ra dễ dàng hơn đây là những phản ứng tự nhiên giúp khung xương chậu mở rộng để chuẩn bị kỳ vượt cạn.

+ Các cơn co thắt liên tục

Dấu hiệu chuyển dạ rõ nhất thường là những cơn co thắt và các cơn đau khi các cơ trong tử cung siết chặt. Tuy nhiên co thắt braxton hicks diễn ra vài tuần hoặc có thể là trước khi sinh vài tháng nên mẹ bầu nên phân biệt bằng các dấu hiệu khi cơn co thắt báo hiệu dự sinh thì cơn co sẽ mạnh, đau và khó chịu, cơn cơn co không giảm hay mất đi khi đổi tư thế, cơn đau bắt đầu từ lưng dưới rồi đến bụng dưới và 2 chân, tuần suất co thắt liên tục và đều đặn cách nhau khoảng 5 đến 7 phút.

+ Vỡ ối

Thai nhi được bảo vệ trong một túi ối khi túi ối vỡ là lúc bé chuẩn bị chào đời. Mẹ bầu có thể cảm thấy có nước chảy ra rất mạnh và nhanh đột ngột từ âm đạo và không thấy đau đớn. Một số trường hợp vỡ ối chỉ thấy có dòng nhỏ, chậm chảy xuống dưới, trường hợp này mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và chuẩn bị “lâm bồn”. Chị em cần thận trọng khi xuất hiện tình trạng vỡ ối trước 37 tuần, khi vỡ ối nên ghi lại thời gian lượng nước ối và màu sắc.

Chuẩn bị gì trước khi sinh

Sau khi biết được có bầu bao nhiêu tuần thì sinh và ngày dự sinh thì chị em nên chuẩn bị:

  • Quần áo sơ sinh của bé và quần áo của mẹ, chăn, gối, áo ngực cho bé bú, miếng lót thấm sữa.
  • Đồ dùng vệ sinh cá nhân cho thai phụ
  • Giấy tờ y tế, giấy tờ tùy thân, chi phí nhập viện.
  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho mọi tình huống. Chuẩn bị kỹ năng và tâm thế.
  • Nên đi cùng những người thân, người có kinh nghiệm để nhờ đến sự giúp đỡ từ họ trong thời gian sinh nở.
  • Chuẩn bị đồ ăn, sữa và các thực phẩm cần thiết bổ sung cho mẹ và bé.
  • Nên bàn giao hết công việc để tập trung vào việc chăm con.

NÊN XEM THÊM:

Bài viết đã giúp bạn giải đáp được vấn đề có bầu bao nhiêu tuần thì sinh. Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế hy vọng qua những thông tin đã chia sẻ sẽ giúp chị em bớt lo lắng và chuẩn bị thật tốt để đón bé chào đời. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ theo số điện thoại: 0836.633.399 hoặc nhấp chuột [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...