Có bầu tháng đầu tiên nên làm gì?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 474

Làm mẹ chính là điều thiêng liêng, hạnh phúc đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, để em bé chào đời thông minh, khỏe mạnh là cả một chặng đường dài thử thách mà mẹ và bé sẽ cùng nhau đồng hành. Đặc biệt, người mẹ cần biết có bầu tháng đầu tiên nên làm gì tốt cho thai nhi sẽ trở thành nền tảng giúp cho em bé phát triển khỏe mạnh ở khoảng thai kỳ tiếp theo.

Tháng đầu mang thai - thời điểm quan trọng mẹ cần lưu ý

Tháng đầu mang thai – thời điểm quan trọng mẹ cần lưu ý

Thực tế, có nhiều mẹ không biết bản thân mang thai tháng đầu tiên, cho tới khi có dấu hiệu nôn nghén nghiêm trọng. Điều này thường gặp ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Thông thường, ở tháng đầu thai kỳ mẹ mới phát hiện mình mang thai nên còn khá bỡ ngỡ, chưa biết sự phát triển của thai sẽ như thế nào, cần chú ý gì để biết bé đang phát triển ổn định.

Theo chuyên gia y tế, trong tháng đầu tiên thai còn rất nhỏ, cụ thể phát triển như sau:

–         Ở tuần thai thứ hai: Đây chính là thời điểm thụ thai. Sau khi trứng trưởng thành chín và rụng gặp tinh trùng ở đoạn 1/3 vòi trứng sẽ tạo thành hợp tử và dần dần di chuyển đến tử cung làm tổ.

–         Ở tuần thai thứ 3: Quá trình làm tổ bắt đầu xảy ra, thông thường thời điểm này mẹ đã có thể nhận biết mình mang thai bằng việc test que thử thai 2 vạch. Thời điểm này phôi thai bắt đầu di chuyển và tìm chỗ bám vào tử cung người mẹ.

–         Ở tuần thứ 4 thai kỳ: kích thước thai khoảng hạt đậu trong tử cung, qua phương pháp siêu âm đầu dò mẹ đã có thể xác định được chính xác mình có thai và thai đã vào tổ an toàn.

Đối với người mẹ, ở tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bắt đầu có dấu hiệu ốm nghén, mỏi mệt hơn rất nhiều so với trước đây. Mặc dù vậy, tình trạng này tùy thuộc vào cơ địa của từng chị em.

Thông thường, mẹ ốm nghén thường cảm thấy nhạy cảm với một số mùi vị thức ăn hàng ngày. Cảm giác thèm ăn hoặc sợ ăn uống…Những biểu hiện khác kèm theo như đau đầu, chóng mặt, thường xuyên đi tiểu, đau lâm râm bụng dưới và có thể xuất hiện vết máu hồng hoặc nâu vùng âm đạo cho thấy biểu hiện máu báo có thai. Đây là những biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai không đáng lo ngại, không ảnh hưởng tới thai kỳ

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu như mẹ bầu có dấu hiệu bất thường như: đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo nhiều bất thường…thì nên sớm đến cơ sở y tế ngay để bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân. Bởi dấu hiệu này có thể là biểu hiện của sảy thai, thai sinh hóa ở những tháng đầu thường gặp gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Nhấp chuột TẠI ĐÂY để được tư vấn rõ hơn!.

có bầu tháng đầu tiên nên làm gì

Vậy, có bầu tháng đầu tiên nên làm gì?

Trong thời gian mang thai tháng đầu tiên, mẹ bầu cần note lại nhiều lưu ý để giúp bản thân có sức đề kháng tốt nhất, tạo điều kiện cho em bé phát triển khỏe mạnh, cụ thể như sau:

+ Bổ sung vitamin khoáng chất cần thiết

Bổ sung vitamin đúng và đủ rất cần thiết cho em bé phát triển vượt bậc. Dưới đây là một số loại quan trọng, như:

–         Axit folic:

Là một nhóm chất đặc biệt không thể thiếu từ trước và trong thời điểm mang thai. Theo nghiên cứu, axit folic có quan hệ mật thiết với não bộ và sự phát triển cột sống của thai nhi. Bổ sung axit folic trong tháng đầu mang thai sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, ngăn ngừa những bất thường về não và tủy sống đến 70%.

Theo đó, giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, bác sĩ khuyên mẹ bổ sung khoảng 400-600mcg axit folic/ngày là đủ. Riêng những trường hợp có tiền sử thai dị tật cần bổ sung đến 4000-5000 mcg/ngày theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Một số thực phẩm hàng ngày có chứa nhiều axit folic mà mẹ bầu có thể bổ sung như: bơ, măng tây, lòng đỏ trứng gà, bông cải xanh, đậu tương….Tuy nhiên, những thực phẩm này không thể đủ nguồn axit folic cho mẹ mà cần phải bổ sung bằng viên uống theo chỉ định của bác sĩ.

–         Bổ sung sắt

Hầu hết tất cả những mẹ mang thai tháng đầu tiên cần bổ sung thêm chất sắt. Nếu thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu trong thai kỳ. Điều này dẫn tới mẹ bầu thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, khó tập trung….điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé.

Theo đó, sắt cần được bổ sung suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là tháng đầu với hàm lượng khuyến cáo là 27mg-45mg. Chú ý không nên bổ sung quá liều lượng có thể gây những phản ứng phụ.

–         Vitamin B12

Vitamin B12 là nhóm dưỡng chất đóng vai trò chính đối với hình thành và phát triển của tế bào máu, chức năng tổng hợp methionin giúp tăng cường quá trình nhân lên của tế bào trong cơ thể mẹ bầu.

Theo nghiên cứu, nếu như thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn tới biến chứng dị tật ống thần kinh và một số dị tật khác. Bên cạnh đó, việc bổ sung thiếu vitamin B12 còn có thể dẫn tới hệ lụy con sinh ra chào đời quấy khóc nhiều hơn….

Khuyến cáo từ bác sĩ Sản phụ khoa, mẹ bầu nên bổ sung 2,6 mcg vitamin B12 là đủ. Một số thực phẩm giàu vitamin này như hải sản, trứng, sữa, giàu thực vật…..

–         Vitamin B6

Những trường hợp mẹ bầu ốm nghén nghiêm trọng thì cần phải bổ sung vitamin B6 để giảm tình trạng ốm nghén. Ngoài ra, loại vitamin này còn có nhiều trong rau quả xanh…Nếu mẹ ốm nghén nặng nên được bác sĩ kê đơn bổ sung vitamin B6.

Ngoài ra, tùy từng mẹ bầu, thể trạng khác nhau mà bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các loại vitamin bổ sung khác.

+ Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Khuyến cáo hầu hết các loại thuốc đều không an toàn cho phụ nữ mang thai. Vì thế, nếu như mang thai, mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tình trạng dùng sai thuốc dẫn tới nguy hiểm cho thai kỳ, nguy cơ thai dị tật bẩm sinh.

+ Nên tập thể dục thường xuyên

Đối với phụ nữ mang thai những tháng đầu nên vận động nhẹ nhàng. Tốt nhất nên đi bộ hoặc tập yoga với những bài tập dành cho phụ nữ mang thai. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa nếu như mẹ muốn tham gia các hoạt động thể thao khác cần vận động mạnh như bơi lộ, đạp xe….

+ Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bên cạnh protein, chất béo thì mẹ bầu cần chú trọng hơn nữa đến bổ sung chất xơ, vitamin khoáng chất có trong rau củ quả. Đây là nhóm dinh dưỡng tốt cho bà bầu. Theo đó, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc, cải mầm, rau xanh để tránh táo bón trong thời kỳ mang thai.

+ Giữ tinh thần luôn thoải mái

Khoảng thời gian đầu mang thai, có nhiều mẹ rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức…điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé. Vì thế, mẹ hãy nên giữ tâm trạng thật thoải mái, không căng thẳng, có thể xem phim, nghe nhạc, trò chuyện cùng người thân…..để giữ tâm trạng ổn định nhất.

+ Hãy ngủ đúng giờ, không thức khuya

Có một nguyên tắc khác mà các mẹ bầu cần ghi nhớ đó là luôn ngủ đúng giờ, đúng giấc. Tuyệt đối không thức khuya, không thức quá 11h đêm. Tốt nhất nên ngủ đủ giấc 7-9 tiếng mỗi ngày.

+ Uống nhiều nước, có thể bổ sung nước ép hoa quả

Trong tháng đầu tiên mang thai mẹ nên uống nhiều nước, ít nhất 2l nước mỗi ngày. Ngoài ra, nên bổ sung các loại nước ép trái cây, hoa quả tươi như: nước ép cam, táo, bưởi….mang đến vitamin và khoáng chất cho mẹ.

+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ tránh viêm nhiễm

Khi mang thai những tháng đầu, nồng độ hormone thay đổi, khí hư sinh lý xuất hiện nhiều hơn. Vì thế, để tránh viêm nhiễm mẹ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách hàng ngày.

Mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây viêm nhiễm đường sinh dục.

+ Nên thăm khám thai định kỳ đúng lịch

Khi mang thai tháng đầu, thăm khám, siêu âm thai vô cùng quan trọng giúp mẹ biết được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của em bé. Đơn cử như, tháng đầu tiên thăm khám thai để biết chắc chắn liệu mình đã mang thai, chỉ số siêu âm, biết được ngày dự sinh, kiểm tra xem thai vào tổ an toàn hay chưa, nhịp tim thai như thế nào…

Những tháng về sau, siêu âm thai sẽ biết được từng chỉ số cân nặng, nước ối, bánh nhau…biết được tình trạng phát triển của bé. Sàng lọc dị tật trước sinh….đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Một số việc không nên làm khi mang thai

Bên cạnh những điều nên làm khi mang thai thì mẹ bầu cần chú ý không nên làm những điều sai đây:

–         Kiêng rượu bia: là những chất kích thích không tốt cho phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào. Trong rượu chứa cồn và nhiều hóa chất có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, não bộ và sự phát triển của bào thai.

–         Kiêng cà phê: Nếu như trước đây mẹ có thói quen uống cà phê vào buổi sáng thì bây giờ khi mang bầu nên loại bỏ thói quen này. Cà phê chứa cafein có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Tác động cả cà phê khiến mẹ mất ngủ, lo lắng,….

–         Không hút thuốc lá: ai cũng biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và đối với mẹ bầu tuyệt đối nên tránh xa. Kể cả những trường hợp ngửi mùi khói thuốc lá.

–         Không mặc quần áo chật chội, không đi giày cao gót: Từ khi biết mình mang thai, mẹ nên thay đổi cách ăn mặc. Hãy ưu tiên đồ rộng thoáng, đi giày bệt thay vì giày cao gót tránh té ngã nguy hiểm.

–         Không mang vác vật nặng: là điều mà tất cả mẹ bầu cần ghi nhớ. Việc mang vác vật nặng có thể dẫn tới tác động đến bụng bầu gây chảy máu âm đạo, đau bụng thậm chí sảy thai.

Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế hy vọng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được có bầu tháng đầu tiên nên làm gì. Nếu bạn còn có thắc mắc hay cần tìm hiểu thêm về lịch khám và siêu âm thai, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Chúc mẹ bầu sức khỏe, 

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...