Sau sinh có được ăn cam không?
Cam là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến, được ưa chuộng vì hương vị ngọt thanh, màu sắc rực rỡ và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, có rất nhiều người truyền miệng nhau rằng các sản phụ sau sinh không nên ăn cam vì nó có thể dẫn đến tình trạng són tiểu khi về già. Vậy thực hư của thông tin này ra sao? Mẹ bầu sau sinh có được ăn cam không? Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây để có được lời giải đáp về vấn đề này!
GIẢI ĐÁP MẸ BẦU SAU SINH CÓ ĐƯỢC ĂN CAM KHÔNG?
Cam là một loại trái cây nhiệt đới, có mùi thơm nhẹ, vị ngọt pha chút chua với hàm lượng vitamin C dồi dào. Các bạn có thể bổ cam ra ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước uống cũng rất ngon. Một số loại cam ngon nức tiếng ở nước ta có thể kể đến như: cam sành, cam Vinh, cam Cao Phong, cam canh, cam Xoàn,…
Mặc dù thơm ngon, bổ dưỡng như vậy nhưng có rất nhiều chị em thắc mắc không biết sản phụ sau sinh có được ăn cam không? Có gây ảnh hưởng gì không?
Giải đáp về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Sản phụ sau sinh hoàn toàn có thể ăn cam bởi trong loại trái cây này có chứa rất nhiều các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà trái cam có thể mang lại cho sản phụ sau sinh:
- Làm nhanh lành vết thương
Sau khi trải qua quá trình sinh nở, bộ phận sinh dục của nữ giới sẽ chịu nhiều tổn thương, trong đó có cả vết thương khi rạch tầng sinh môn. Đây chính là lý do khiến các mẹ bầu sau sinh hay gặp phải tình trạng chảy máu qua ngả âm đạo. Do đó, lúc này, các mẹ bầu cần phải tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giúp chữa lành vết thương nhanh hơn.
Trong đó, cam có có chứa rất nhiều vitamin C, giúp hỗ trợ các mẹ bầu mau chóng phục hồi sức khỏe và làm tăng tính đàn hồi của các thành mạch máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng chảy máu sau sinh. Ngoài ra, thành phần axit folic có trong trái cam còn đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo các tế bào mới và thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương.
Do đó, các sản phụ nên ăn cam thường xuyên sau sinh để nhanh chóng phục hồi vết thương do sinh nở cũng như sớm lấy lại sức khỏe.
- Giúp hệ xương khớp thêm chắc khỏe
Không chỉ có hàm lượng vitamin C dồi dào, trái cam còn được biết đến là một nguồn cung cấp canxi lành mạnh cho cơ thể, giúp hệ xương khớp thêm chắc khỏe. Trung bình trong 1 – 2 kg cam có thể chứa đến 43g canxi. Theo đó, sau khi ăn cam, khoáng chất này sẽ được hấp thụ một phần vào cơ thể mẹ và lượng còn lại được em bé hấp thụ thông qua sữa mẹ.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy: Việc bổ sung canxi hàng ngày vào cơ thể từ trái cam sẽ có thể giúp hệ xương và răng của em bé chắc khỏe hơn.
- Cam có tác dụng chống tắc sữa, thông tuyến sữa
Việc ăn hoặc uống nước cam sau sinh có thể giúp các sản phụ thông tuyến sữa, làm giảm tình trạng tắc tia sữa cũng như phòng tránh bệnh viêm tuyến sữa và mất sữa. Tuy nhiên, trong những tháng đầu khi mới sinh, hệ tiêu hóa của em bé còn chưa hoàn thiện, khá nhạy cảm, nên các mẹ bầu cần chú ý ăn cam với một lượng vừa phải để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
- Giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón cho mẹ sau sinh
Trung bình 1 quả cam sẽ cung cấp 3 gram chất xơ, chiếm đến 12 % lượng chất xơ cần dung nạp mỗi ngày. Thành phần chất xơ trong trái cam sẽ giúp tăng cường hoạt động nhu động ruột. Từ đó, cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón ở mẹ bầu sau sinh.
- Tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong trái cam sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Từ đó, phòng ngừa hiệu quả các bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường.
Còn đối với vấn đề ăn cam có thể gây són tiểu sau sinh không, thì theo như các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh được việc ăn cam sau sinh có thể dẫn đến nguy cơ són tiểu. Trên thực tế, việc ăn hoặc uống nước cam không hề có liên quan gì đến tình trạng són tiểu ở sản phụ sau sinh. Nguyên nhân chính của tình trạng này được xác định là do những tổn thương ở vùng tầng sinh môn trong những trường hợp sinh khó, hoặc phải lao động sớm sau sinh dẫn tới sa tử cung, bàng quang và suy yếu các cơ vùng đáy chậu gây són tiểu.
>>> NÊN XEM THÊM: Ăn cơm xong uống nước cam có tốt không?
HƯỚNG DẪN CÁCH ĂN CAM ĐÚNG VÀ AN TOÀN CHO MẸ BẦU
Để đạt được những lợi ích sức khỏe tối ưu nhất từ việc ăn cam cũng như hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn thì các mẹ bầu cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây khi sử dụng loại trái cây này:
- Nên ăn cam với một mức độ vừa phải
Trái cam thực sự rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mỗi ngày các mẹ chỉ nên tiêu thụ tối đa 1 quả cam ( tương đường với 200 – 300 ml nước cam). Bởi vì việc ăn quá nhiều cam sẽ có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn.
Điều này là do trong trái cam có chứa nhiều axit hữu cơ, có thể làm hư men răng nếu tiêu thụ với một lượng lớn và trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nước cam cũng chứa nhiều vitamin C, nếu dung nạp vào cơ thể quá mức cần thiết thì sẽ có thể làm xuất hiện sỏi tiết niệu và gây ra các triệu chứng: nôn mửa, tiêu chảy, loét dạ dày, tá tràng, đau đầu, mất ngủ,…
- Không nên ăn cam khi bụng quá đói hoặc quá no
Không nên ăn cam trong lúc bụng đói bởi tính axit trong loại trái cây này có thể gây hại cho lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, việc ăn cam ngay sau khi ăn no cũng không được khuyến khích bởi điều này có thể làm tăng áp lực cho dạ dày, gây tức bụng, khó chịu. Thời điểm lý tưởng nhất để uống nước cam là sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ, khi cơ thể ở trạng thái không quá đói hoặc quá no. Khi đó, dạ dày vừa tiêu hóa một phần thức ăn nên việc ăn cam ở thời điểm này sẽ giúp làm giảm tải cho dạ dày. Ngoài ra, việc ăn cam trong vòng 1 – 2 tiếng sau khi ăn cũng giúp hỗ trợ thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và chống lão hóa.
Một lưu ý nữa dành cho các sản phụ là nên tránh uống nước cam trước khi ngủ. Bởi nước cam có tính lợi tiểu tự nhiên, do đó nếu các mẹ uống loại đồ uống này vào ban đêm thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần, gây rối loạn giấc ngủ của các mẹ bầu.
- Không ăn cam kết hợp với uống sữa
Các mẹ cần tuyệt đối tránh uống sữa sau khi sử dụng các món được chế biến từ cam. Bởi vì thành phần protein có trong sữa khi kết hợp với axit tartaric và vitamin C trong cam sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như: đau bụng, đầy hơi, khó chịu và thậm chí là bị tiêu chảy nhiều ngày.
- Những đối tượng không nên uống nước cam
Những sản phụ đang mắc các bệnh lý tại dạ dày, tá tràng hoặc viêm tuyến tụy cần phải tránh ăn hoặc uống nước cam. Nguyên nhân là do trong loại quả này có chứa nhiều chất hữu cơ có thể làm gia tăng lượng axit trong dạ dày. Từ đó, khiến cho tình trạng viêm loét lại càng trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề sản phụ sau sinh có được ăn cam không. Hy vọng bài viết này có thể giúp các mẹ bổ sung thêm các kiến thức hữu ích để chăm sóc bản thân tốt hơn trong thời gian cho con bú. Mọi băn khoăn cần được giải đáp, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.663.399 để được hỗ trợ, tư vấn và giải đáp sớm nhất.