Sốt uống nước dừa được không?
Nước dừa đã trở nên rất phổ biến trong việc cũng cấp đường, chất điện giải và Hydrat hóa nhanh chóng cho cơ thể và được coi là “thần dược” đặc biệt tốt đối với những người bị ốm, sốt, suy nhược cơ thể,.. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến xoay quanh việc Sốt có uống nước dừa được không. Nếu chưa thực sự hiểu hết về công dụng của nước dừa đối với người ốm sốt, hãy cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tham khảo bài viết này nhé.
Sốt uống nước dừa được không?
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cơ thể hoạt động cơ chế miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Để ngăn chúng sinh sôi và phát triển, hệ miễn dịch sẽ truyền tín hiệu lên não để tăng thân nhiệt tránh gây tổn thương cho sức khỏe. Vì vậy, sốt là tình trạng rất phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bị sốt sẽ làm cho cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược, mất nước, chán ăn, và thậm chí đau nhức toàn thân. Để bù nước và chất dinh dưỡng cho tình trạng này, những loại thực phẩm dạng lỏng là một lựa chọn hợp lý. Và nhiều quan niệm cho rằng nước dừa sẽ giúp hạ sốt hiệu quả.
Như đã nói, nước dừa chứa nhiều chất điện giải bao gồm Kali, Canxi , Magie. Đối với những cơ thể suy nhược, ốm, sốt, mất nước,… nước dừa là một lựa chọn lành mạnh số 1. Nước dừa có 94% là nước và khá ít calo. Nó dường như là một nguồn cung cấp vitamin B và kali . Nước dừa có chứa chất điện giải , nhiều loại hormone thực vật, enzym và axit amin. Một số chất trong nước dừa về mặt lý thuyết có thể có lợi ích chống oxy hóa trong cơ thể. Chính vì vậy, nước dừa đã được sử dụng như một cách để bù nước sau khi tập thể dục hoặc bị ốm – Nước dừa giúp hạ sốt hiệu quả.
Người bị sốt uống nước dừa có tác dụng gì?
Từ lâu, nước dừa đã được nền y học cổ tuyển và hiện đại công nhận là một trong những loại trái cây tốt cho cơ thể người bị sốt. Trong thành phần dinh dưỡng của nước dừa có chứa đến 95,5% nước nguyên chất, 4,0% carbohydrate, 2,2 – 3,7 mg% vitamin C, 0,5mg% sắt, 0,4% chất vô cơ, 0,1% protein, 0,1% lipid, 0,02% canxi, 0,01% photpho, cùng nhiều axit amin và vitamin B tốt cho cơ thể. Vì chứa ít calo và chất béo, có lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, đặc biệt là kali – đóng vai trò cân bằng điện giải khi cơ thể mất nước do sốt.
Bên cạnh đó, calo và đường được tìm thấy rất ít trong thành phần nước dừa, vì vậy những người thừa cân hay tiểu đường cũng có thể sử dụng khi bị sốt mà không lo tổn hại đến sức khỏe.
Không chỉ có tác dụng đối với người bị suy nhược cơ thể, uống nước dừa thường xuyên còn có nhiều tác dụng bổ ích:
- Duy trì chức năng cơ:
Kali là một khoáng chất và chất điện giải thiết yếu mà cơ thể con người cần cho chức năng của cơ. Một nhãn hiệu nước dừa đóng hộp đã được các chuyên gia nghiên cứu phân tích chứa 401 miligam kali trong một khẩu phần khoảng 230ml. Mức độ kali trong nước dừa được xác định một phần bởi độ tuổi của dừa khi sản xuất ra nước dừa.
- Hỗ trợ chắc khỏe xương
Cũng theo 1 nghiên cứu phân tích, có khoảng 19,2 miligam canxi trong một cốc nước dừa. Nhiều người không tiêu thụ đủ lượng canxi cần thiết và lượng canxi không đủ có thể dẫn đến các vấn đề như mật độ xương thấp , mất xương và xương yếu hơn có thể dễ gãy hơn.
- Điều chỉnh các chức năng của cơ thể
Magiê ở nước dừa có nhiều chức năng cho cơ thể, bao gồm tạo ra protein, điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp, cũng như quản lý chức năng cơ và thần kinh. Không bổ sung đủ magiê trong một thời gian dài có thể dẫn đến thiếu magiê. Khi cơ thể bị thiếu hụt magie có thể xảy ra các triệu chứng như buồn nôn, suy nhược, mệt mỏi.
Ngoài nước dừa, người bệnh có thể uống gì?
- Nước lọc:
Nước lọc chính là loại thức uống đầu tiên trong danh sách những loại thức uống nên uống khi bị ốm, sốt. Tuy nhiên cần đảm bảo nước lọc nhà bạn đã được loại bỏ hoàn toàn tạp chất như: clo, florua của nước máy rất có hại cho sức khỏe. Nếu không muốn uống nước lọc vì nó nhạt, bạn có thể thêm 1 lát chanh mỏng để kích thích vị giác.
- Trà xanh:
Trà xanh uống nóng cũng được cho là sản phẩm cung cấp nước hợp lý cho người bệnh. Ngoài giúp thông thoáng hệ hô hấp, trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa lành mạnh, giúp làm dịu họng và giảm ho hiệu quả.
- Uống nước ép cam:
Vitamin C có trong nước cam có thể làm tăng sức đề kháng và rút ngắn thời gian cảm cúm đáng kể cho người bệnh. Bạn có thể pha nước cam với nước lọc theo tỉ lệ 1:5 để đảm bảo được hấp thụ đầy đủ các chất có lợi cho sức khỏe.
- Bên cạnh đó, chúng ta không nên uống gì khi đang bị ốm?
Rượu, bia: Rượu, bia sẽ làm cơ thể bị mất nước nhiều hơn khiến cho nhiều triệu chứng của bệnh ốm, sốt như đau đầu, buồn nôn, đau nhức cơ thể,… càng nghiêm trọng, không được cải thiện.
Nước ngọt: Các loại nước giải khát, đồ uống có ga đều có rất ít giá trị dinh dưỡng và các chất điện giải cần thiết để bạn chống lại bệnh tật. Thay vì sử dụng chúng, bạn nên uống 1 cốc trà hoặc nước nóng hay 1 ly nước dừa để giúp bù khoáng, bù năng lượng tốt hơn và bổ sung những chất cần thiết cho cơ thể khở mạnh.
Ai không nên uống nước dừa và những lưu ý:
Nước dừa rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên, không phải ai cũng uống được và nếu như uống quá nhiều nước dừa cũng không đem lại những hậu quả tích cực:
Theo các chuyên gia, một số người sau có thể không uống được nước dừa:
- Người bệnh thận, người có cơ thể phù, ứ nước uống nước dừa sẽ dễ gặp phải tình trạng trầm trọng hơn.
- Nước dừa, đặc biệt là dừa non có tính mát, hàn có thể gây tiêu hóa, tiêu chảy nếu như dùng quá nhiều trong 1 ngày
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu cũng tuyệt đối không được uống nước dừa để đề phòng nguy cơ sinh non.
- Những bệnh nhân đang điều trị bệnh trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp, mệt tim do lạnh đều nên kiêng nước dừa cũng vì chúng có tính hàn.
- Những lưu ý khi uống nước dừa:
Phản ứng phụ: Nước dừa chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhưng không có bằng chứng cho thấy nó gây ra tác dụng phụ. Giống như nước ép trái cây hoặc rau quả, nước dừa có vẻ khá an toàn. Tuy nhiên, nước cốt dừa có chứa một lượng natri khá lớn, vì vậy nó có thể không phải là lựa chọn tốt cho những người cần giảm lượng muối ăn vào cơ thể.
Rủi ro: Kiểm tra với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu sử dụng nước dừa như một phương pháp điều trị nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.
Sử dụng kết hợp: Nếu bạn dùng thuốc hoặc một số loại thực phẩm chức năng, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu sử dụng nước dừa như một phương pháp điều trị.
- Uống nước dừa đúng cách:
Không có hướng dẫn cụ thể nào về lượng nước dừa nên tiêu thụ. Những người uống nó thường xuyên thường thưởng thức một đến hai cốc mỗi ngày, trong khi những người khác chỉ với một cốc sau khi chạy bộ thay vì đồ uống thể thao tiêu chuẩn.
Dưới đây là một số cách để kết hợp nước dừa vào chế độ ăn uống của bạn:
- Xay nước dừa với trái cây để làm sinh tố
- Thêm một chút nước dứa vào nước dừa ướp lạnh
- Pha nước chanh nước dừa
- Dùng nước dừa thay cho sữa hoặc kem trong việc nấu các món ăn
Tổng kết lại, khi bị ốm sốt bạn nên đến các trung tâm y tế khám chữa bệnh để không gây nhầm lẫn bênh này với các bệnh nguye hiển khác. Việc sử dụng nước dừa cũng chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ tăng sức đề kháng và không có chức năng phục hồi hay chữa bệnh. Mong rằng bài viết đã đưa ra đươc câu trả lời của bệnh nhân về việc sốt uống nước dừa được không và đưa ra được nhiều thông tin bổ ích tới người đọc.
NÊN XEM THÊM:
- + Uống nước dừa có nhanh hết kinh không?
- + Có nên uống nước dừa vào ban đêm?
- + Nhau thai bám thấp có nên uống nước dừa?
Mọi thông tin cần giải đáp hoặc đặt lịch tư vấn, thăm khám xin vui long liên hệ: 02438.255.599 hoặc 0836.633.399. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.