Bị kinh nguyệt có uống sắt được không?
Vào những ngày “đèn đỏ” khiến chị em mất một lượng máu đáng kể làm cơ thể mệt mỏi, đau bụng, dễ nhạy cảm hơn. Đây là giai đoạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Bị kinh nguyệt có uống sắt được không? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Bị kinh nguyệt có uống sắt được không?
Hàng tháng chị em đều trải qua kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 4 đến 7 ngày hoặc có những người có kỳ kinh dài hơn. Đây là quá trình tự nhiên của cơ thể nhưng nó gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu và khiến nữ giới mất đi một lượng máu nhất định. Đây là lý do chị em thường thiếu máu, hoa mắt chóng mặt trong ngày đèn đỏ.
Thực tế, phụ nữ trung bình chỉ mất khoảng 2 thìa máu trong cả chu kỳ hoăc 4 đến 6 thìa. Tuy nhiên, nếu phải thường xuyên thay băng vệ sinh vào ban đêm hoặc ra máu đông lớn là hiện tượng bất thường, lượng kinh nguyệt nhiều hơn khiến cơ thể thiếu máu nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, sắt là một chất trong những khoáng chất quan trọng góp phần tạo nên hồng cầu, myoglobin, hemoglobin,… cho cơ thể. Nếu thiếu sắt sẽ khiến thiếu máu mà nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Vì vậy mà chị em nên tăng cường bổ sinh sắt trong chu kỳ kinh nguyệt để bù lại lượng máu đã mất và giảm tình trạng chóng mặt, mệt mỏi.
Sắt là nguyên tố trong tự nhiên, đây là yếu tố kiểm soát quá trình tổng hợp DNA. Phụ nữ mắc bệnh u xơ tử cung thường ra máu nhiều, dẫn đến thiếu máu, ngày kinh nguyệt cũng khiến chị em ra máu nhiều. Tuy nhiên, ra nhiều kinh nguyệt không có nghĩa là cần bổ sinh sắt. Nếu bổ sung sắt khi không cần thiết có thể gặp nhiều rắc rối cho sức khoẻ mà chị em nên lưu ý.
>>> NÊN XEM THÊM: Có kinh nguyệt uống kháng sinh được không?
Các triệu chứng thiếu sắt trong kỳ kinh nguyệt
Sắt là nhân tố quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Các triệu chứng thiếu sắt trong kỳ kinh nguyệt sẽ tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp khác nhau. Cụ thể:
+ Cơ thể mệt mỏi
Sắt là thành phần quan trọng tạo nên hemoglobin trong tế bào máu. Hemoglobin vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống của cơ thể. Khi thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin. Kết quả là, những người bị thiếu máu do thiếu sắt mãn tính có thể trở nên mệt mỏi và chóng mặt. Do thiếu oxy, các cơ quan nội tạng không thể hoạt động hiệu quả và não bộ kém tỉnh táo dẫn đến chóng mặt, thậm chí khó thở.
+ Rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ của nó khoảng 28-45 ngày, thời gian ra máu khoảng 3-5 ngày. Nói chung, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nhưng chắc chắn rằng nếu bạn thiếu máu thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ không đều, thậm chí nặng là mất kinh hoàn toàn.
+ Tóc rụng nhiều
Khi bị thiếu sắt, cơ thể bị thiếu hụt máu, dòng máu lưu thông nên não bộ ít hơn khiến các nang tóc không được cung cấp đủ dưỡng chất gây ra tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên cũng đừng quá hoảng sợ khi thấy vài sợi tóc rụng. Bởi vì mỗi ngày một người bình thường bị rụng mất khoảng 100 sợi tóc. Vì vậy để xác định chính xác mình có bị rụng tóc do thiếu máu hay không bạn cần căn cứ thêm vào các triệu chứng khác.
+ Ù tai, hoa mắt
Nếu hàm lượng sắt thấp có thể, có thể còn gây suy giảm năng lượng, chóng mặt, hoa mắt, khiến máu lên não chậm, dẫn đến hiện tượng ù tai mà thường ít người để ý.
+ Khó ngủ
Một số người bị thiếu máu cũng có thể bị giảm cảm giác thèm ăn và xáo trộn giấc ngủ, gây ra khó thở khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào. Đặc biệt, tình trạng mất ngủ kéo dài cũng ảnh hưởng đến trí nhớ và tâm trạng lúc vui lúc buồn ở phụ nữ. Đây là những biểu hiện thiếu máu cần được quan tâm một cách triệt để.
+ Khó tập trung
Nữ giới ở độ tuổi thiếu niên khi thiếu sắt trong cơ thể sẽ khó tập trung, giảm khả năng nhân thức, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và kết quả học tập.
Tuy nhiên, khi bị thiếu máu thiếu sắt, một số người có biểu hiện không rõ ràng hoặc thậm chí không có biểu hiện, nên dễ bị bỏ qua và không có kế hoạch phục hồi lượng sắt đã mất một cách hợp lý. Nếu tình trạng này bị kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng về tim mạch (nhịp tim sẽ đập nhanh, bất thường), phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai nếu bị thiếu máu thiếu sắt sẽ dễ dẫn đến sảy thai, sinh non, trẻ nhẹ cân.
Cách bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt
Hiện nay có rất nhiều cách bổ sung sắt cho chị em lựa chọn. 2 cách bổ sung sắt phổ biến, an toàn thường được áp dụng là bổ sung sắt từ các nguồn thực phẩm hoặc từ các thực phẩm bổ sung.
+ Bổ sung sắt từ thực phẩm
Cách bổ sung sắt từ nguồn thực phẩm an toàn và giúp cơ thể dễ hấp thụ. Dưới đây là những món ăn bạn có thể tham khảo thêm vào thực đơn để bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt:
- Hải sản: Những hải sản có vỏ như sò, trai, hầu là thực phẩm giàu sắt, chứa heme iron là loại sắt dễ được hấp thu hơn non heme. Ngoài ra, chúng còn giúp làm tăng làm lượng cholesterol tốt cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả.
- Rau bó xôi: Đây là loại rau xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và khá quen thuộc trong các bữa cơm của gia đình người Việt. Các loại rau xanh chứa ít calo nhưng lại là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Cải bó xôi tạo ra non heme iron, đây là sắt được hấp thu chậm. Tuy nhiên, chúng còn cung cấp lượng vitamin C lớn làm tăng tốc độ hấp thu sắt của cơ thể. Nên kết hợp ăn rau bó xôi với các chất béo tốt như dầu oliu để tối đa hoá lợi ích về sức khỏe.
- Nội tạng động vật: gan, cật, tim, óc heo, bò đều là nguồn cung cấp sắt tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều cùng lúc vì nó cả thể phản tác dụng. Đặc biệt, phải đảm bảo nấu chín trước khi ăn.
- Thịt đỏ: Thịt đỏ như thịt bò rất giàu dinh dưỡng và là một nguồn thực phẩm giàu sắt. 100g thịt bò cung cấp cho bạn 2,7g sắt, nó cũng chứa nhiều protein, selen, và vitamin B.
- Hạt bí đỏ: Thường được sử dụng làm món ăn nhẹ nhưng có thể bạn chưa biết, nó cũng là một nguồn chứa nhiều sắt. 28g hạt bí đỏ cung cấp cho bạn 4.2g sắt. Hạt bí đỏ còn giàu vitamin K, kẽm và magie.
+ Bổ sung sắt từ các sản phẩm chức năng
Hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung sắt được bào chế dưới dạng viên uống giúp cung cấp sắt cũng như một số dưỡng chất khác trực tiếp cho cơ thể. Cách bổ sung sắt từ viên uống tiện lợi và có hiệu quả nhanh chóng.
Đối với các bé gái trong độ tuổi dậy thì, bố mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, đồng thời cho bé bổ sung viên sắt hàng ngày để tránh tình trạng thiếu máu đặc biệt trong ngày đèn đỏ.
Có không ít các sản phẩm sắt trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc mà chị em cần tìm hiểu thật kỹ, tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Những sản phẩm thường được nhiều chị em lựa chọn:
- Sắt dạng hữu cơ để giúp hấp thụ sắt vào cơ thể tốt nhất
- Axit folic cần cho sự phát triển và phân chia tế bào, tăng cường sức khỏe phụ nữ.
- Vitamin B12 giúp cải thiện tình trạng da xanh xao khi đến kỳ kinh nguyệt.
Nhu cầu sắt mỗi ngày được khuyến nghị như sau
- Phụ nữ từ 19-50 tuổi: 18 mg/ngày
- Nữ từ 14-18 tuổi: 15 mg/ngày
- Nam từ 19-50 tuổi: 8mg/ngày
- Nam từ 14-18 tuổi: 11 mg/ngày
- Người lớn từ 51 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
Lưu ý gì trước khi bổ sung sắt trong ngày kinh nguyệt
Khi bị kinh nguyệt ra nhiều hoặc rong kinh, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế có phòng khám phụ khoa để được thăm khám, tư vấn và tìm ra nguyên nhân. Không bổ sung sắt ở nhà. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ đề nghị làm thêm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và kiểm tra nồng độ sắt trong cơ thể bạn. Chỉ nên uống bổ sung sắt nếu bạn thực sự thiếu sắt
Nếu bổ sung sắt theo ý muốn, và cơ thể không có nhu cầu thiếu sắt sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như khó chịu vùng thượng vị, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng, ngất xỉu. Ngoài ra, nếu nạp vào cơ thể quá nhiều chất sắt có thể gây hại cho gan và thận, gây ra các bệnh về cơ quan này.
Nó được hấp thu tốt hơn khi uống lúc đói, vì vậy nó thường được dùng trước bữa ăn 1 giờ hoặc 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa ly nước, không nằm ngay khi uống thuốc, không nhai viên thuốc khi đang uống thuốc.
Nếu phải bổ sung đồng thời sắt và canxi, bạn nên uống hai loại thuốc này cách xa nhau. Đồng thời nên hạn chế uống sắt hoặc canxi vào trước giờ đi ngủ vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Ngoài ra, trà và cà phê làm giảm hấp thu sắt vì vậy tránh uống cà phê và trà trong bữa ăn và lưu ý tới thời điểm uống sắt. Tốt nhất là bạn nên ngừng uống các loại thức uống có chứa caffeine khi đang mang thai.
Vitamin C giúp làm tăng hấp thu sắt, vì vậy khi uống viên sắt hoặc ăn thực phẩm giàu sắt nên phối hợp cùng với những thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, bông cải xoăn…
Chị em nên thực hiện thăm khám nếu có những dấu hiệu thiếu máu ngày kinh nguyệt để được tư vấn và được xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khoẻ.
Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị kinh nguyệt có uống sắt được không để từ đó biết cách bổ sung sắt kịp thời, hiệu quả và an toàn. Nếu như còn bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào khác cần được tư vấn hãy gọi đến số điện thoại: 0836.633.399 hoặc nhấp chuột [TẠI ĐÂY] để được các bác sĩ hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng.