Có kinh nguyệt uống kháng sinh được không?

Đăng bởi: BS Trương Thị Vân Lượt xem: 470

Có kinh nguyệt uống kháng sinh được không? Trong thời điểm có kinh nguyệt, tất cả các chế độ ăn uống hay dùng thuốc đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ thời điểm nhạy cảm này. Đặc biệt đối với những phụ nữ cần dùng thuốc trong thời điểm có kinh nguyệt.

Có kinh nguyệt uống kháng sinh được không

Nội dung bài viết được tham vấn ý kiến chuyên môn bác sĩ Trương Thị Vân – CKII- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, từng có thời gian dài công tác tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y học Quốc Tế.

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh được hiểu là một loại thuốc được bào chế nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó mang lại hiệu quả với các loại viêm gây ra bởi vi khuẩn. Theo đó, mỗi loại thuốc kháng sinh có những tác dụng khác nhau trên từng tác nhân gây bệnh. Có thể có kháng sinh tác dụng trên nhiều vi khuẩn gọi là kháng sinh phổ rộng. Nhưng cũng có một số loại thuốc kháng sinh chỉ tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định được gọi là thuốc kháng sinh phổ biến hẹp.

Tác dụng phổ biến của thuốc kháng sinh

Thông thường, đa số các loại vi khuẩn tự nhiên sống trong cơ thể người không gây hại. Một số loại lợi khuẩn tốt cho cơ thể còn có thể tham gia vào quá trình chuyển hóa đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Dùng kháng sinh lúc này có tác dụng trong điều trị một số bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn, điển hình có thể kể đến như: tình trạng viêm nhiễm thường xảy ra với các loại tác nhân gây bệnh điển hình như: các loại viêm nhiễm khuẩn mô mềm, viêm xoang, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên…..

Ngoài ra, cần lưu ý rằng đối với các loại bệnh lý như viêm phế quản, ho, cúm, đau họng…gây ra bởi virus thì việc sử dụng kháng sinh hầu như chỉ áp dụng trong điều trị triệu chứng mà không có tác dụng trên loại virus.

Tác dụng phụ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng thuốc kháng sinh là một trong những loại cần được sử dụng thận trọng và thật an toàn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong nhiều trường hợp người bệnh tự ý sử dụng thuốc kháng sinh là không cần thiết. Khi dùng thuốc không phù hợp sẽ dẫn tới các tác dụng phụ, điển hình như khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy hay cơ thể mệt mỏi…Ngoài ra, thuốc kháng sinh còn có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn trên hệ thống tim mạch, tiết niệu…..Vậy đối với loại thuốc kháng sinh, có thể uống trong thời gian hành kinh hay không?

Giải đáp: có kinh nguyệt uống kháng sinh được không?

Theo chuyên gia y tế, trong thời gian hành kinh bạn vẫn có thể sử dụng thuốc kháng sinh nếu như đơn thuốc đó được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp cần thiết. Nếu như chị em tự ý sử dụng thuốc kháng sinh ngày có kinh thì không nên. Bởi ít nhiều thuốc kháng sinh có thể dẫn tới một số tác dụng phụ không mong muốn, đơn cử như:

Thuốc kháng sinh có thể tác động đến hormone sinh dục nữ:

Trong thuốc kháng sinh có chứa các hoạt động như xenoestrogen- đây là một dạng thuốc estrogen tổng hợp tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ. Chính vì thế nó hoàn toàn có thể dẫn tới làm gia tăng đột biến và gây nên những ảnh hưởng nhất định đến quá trình rụng trứng cũng như chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt:

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu như bạn lạm dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể dẫn tới rối loạn nội tiết tố, gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt điển hình thường gặp. Các hiện tượng khác có thể kể đến như tắc kinh, rong kinh, chậm kinh thường xuyên xảy ra.

Thuốc kháng sinh có thể làm chậm chuyển hóa của gan

Bạn có biết thuốc kháng sinh khi vào cơ thể, nó có thể hấp thụ qua hệ thống tuần hoàn, sau đó đi vào máu và dẫn tới giải phóng các hoạt chất trong điều trị bệnh. Theo cơ chế, thuốc sẽ chuyển hóa để làm giảm tác dụng hoặc hoàn toàn mất đi tác dụng trước khi được đào thải ra môi trường bên ngoài. Trong quá trình chuyển hóa này chủ yếu được diễn ra tại gan và một số bộ phận khác như thuận, não, niêm mạc ruột….

Tại gan, thuốc sẽ tác dụng dẫn tới chuyển hóa các enzym để có thể tạo thành những chất có thể chuyển hóa phân cực, tan trong nước tiểu và bài tiết ra ngoài cơ thể. Theo đó, kết quả của giai đoạn này là giảm hoạt tính của thuốc, chuyển hóa các thành phần trở thành chất chuyển hóa…Quá trình này bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như: bệnh lý, tuổi tác….

Như đã trình bày nêu trên, hiện nay có một số loại thuốc kháng sinh có thể hoạt động tương tự estrogen tổng hợp nó có thể làm xáo trộn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Chính vì thế gan phải hoạt động hết công suất đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể.

Khi hàm lượng hormone được giữ lại trong cơ thể, nó có thể tác động mạnh mẽ khiến cho nồng độ estrogen trong cơ thể khó có thể tổng hợp được. Hệ quả là các hormone này trở nên rối loạn. Khi chúng xâm nhập vào máu có thể tác động dẫn tới rối loạn thời gian rụng trứng và gây nên các biểu hiện khó chịu liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ.

Một số ảnh hưởng khác

Mặc dù cho đến nay có ít công trình nghiên cứu về tác động của loại kháng sinh với một số loại hormone. Người ta cũng xem xét dựa trên những ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột và những cách nó có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Như đã trình bày nêu trên, gan chính là bộ phận chính tiếp nhận và chuyển hóa các loại thuốc kháng sinh khi nó vào cơ thể. Tuy nhiên, một số cơ quan khác cùng đồng thời thực hiện việc làm này trong đó có hệ thống đường ruột. Tại vị trí này các nhóm lợi khuẩn có thể chịu trách nhiệm trực tiếp phá vỡ xenoestrogen.

Từ đó chúng có thể phá vỡ sự cân bằng của nhóm vi khuẩn này làm giảm số lượng vi khuẩn có hại nhưng đồng thời nó cũng có thể tác động tiêu diệt cả lợi khuẩn. Thậm chí trong một vài trường hợp nó còn có thể khuyến khích sự nhân lên của hại khuẩn. Chính vì lợi khuẩn cần nhiều thời gian để bổ sung cũng như xử lý lượng chất dư thừa. Chính điều này có thể khiến vi khuẩn thúc đẩy tạo nên sự tái hấp thu estrogen đồng thời tái hoạt động hệ tuần hoàn và một lần nữa có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học cũng chứng minh được rằng các loại kháng sinh có thể tác động đến môi trường âm đạo. Nó có thể là nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng môi trường âm đạo, xáo trộn sự tồn tại của lợi khuẩn. Đây chính là nguyên nhân có thể dẫn tới sự phát triển quá mức của nấm men, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm thường gặp.

Nhưng, thuốc kháng sinh không ảnh hưởng lâu dài đến kinh nguyệt

Mặc dù thuốc kháng sinh nếu như sử dụng quá nhiều, lạm dụng sử dụng có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó có tình trạng thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Mặc dù vậy theo nhận định của chuyên gia y tế thì thuốc kháng sinh không ảnh hưởng quá lớn và không lâu dài đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Theo chuyên gia sản phụ khoa, kháng sinh nếu sử dụng trong một thời gian thường chỉ gây ra sự rối loạn trong khoảng 2 tuần trước khi chúng được đào thải ra bên ngoài. Chính vì thế mà chúng ít có sự ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, trừ chu kỳ hiện tại của bạn. Một số giả thuyết cũng chứng minh được rằng những loại thuốc kháng sinh có thể kamf cho gan- là bộ phận xử lý các phản ứng nhanh trong cơ thể.

Đối với sự tác động của estrogen thường chỉ ức chế quá trình rụng trứng vào thời điểm nhất định của chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, trong chu kỳ hành kinh tiếp theo người phụ nữ có thể xuất hiện kinh nguyệt muộn hơn thường lệ. Tuy nhiên, trong thời kỳ 2-3 tháng tiếp theo của chu kỳ kinh nguyệt thì hầu như nó không có sự thay đổi quá lớn.

Mặc dù vậy, chị em cũng cần thận trọng trong lựa chọn loại thuốc kháng sinh sử dụng. Trong trường hợp nếu chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên thay đổi, rối loạn thì chị em nên thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Bởi, hiện nay có nhiều loại thuốc kháng sinh, trong đó có những loại kháng sinh được chứng minh có thể ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Điển hình là loại kháng sinh rifampin- loại thuốc trong điều trị bệnh lao.

Ngoài ra, thuốc kháng sinh chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt thay đổi quá nhiều, xuất hiện liên tiếp trong một thời gian dài thì có thể nó liên quan đến các vấn đề về bệnh lý đường sinh sản. Sự bất thường trong nội tiết tố hay hoạt động của buồng trứng, các bệnh lý về phụ khoa có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt mà chị em phụ nữ tuyệt đối không nên chủ quan. Cần sớm đến gặp bác sĩ thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Lời khuyên từ chuyên gia:

Mặc dù hiện nay thuốc kháng sinh được bày bán trên thị trường khá nhiều, bạn có thể dễ dàng mua chúng khi gặp phải những triệu chứng bất thường của cơ thể. Tuy nhiên, tốt nhất để tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc kháng sinh hay bất kỳ một tác dụng phụ nào thì bạn nên dùng thuốc đúng bác sĩ kê đơn và liều lượng, thời gian sử dụng để đạt được hiệu quả tối đa như mong muốn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi bác sĩ chưa chỉ định.

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc có kinh nguyệt uống kháng sinh được không. Mong rằng chia sẻ từ bài viết bổ ích dành cho bạn. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Chúc bạn sức khỏe. 

Bác Sĩ Trương Thị Vân
Bác Sĩ Trương Thị Vân Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Sản Phụ khoa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y, Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, Phá thai, bệnh lây qua đường tình dục,...